Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Doanh nghiệp có được quyền chuyển lỗ năm trước vào các quý năm sau khi làm tờ khai tạm tính thuế TNDN?

Doanh nghiệp có được quyền chuyển lỗ năm trước vào các quý năm sau khi làm tờ khai tạm tính thuế TNDN?
Bài viết tổng hợp: Hải Bùi - Kế Toán An Tâm
1. Theo như TT78
Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyêt toán thuê năm.
2. Theo TT123
Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập chịu thuế của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.
3. Theo TT18 sửa đổi TT130
Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Doanh nghiệp có số lỗ giữa các Quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế TNDN doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên
Vui lòng xem chi tiết và trao đổi cùng tác giả trên WebketoanFacebook:
https://www.facebook.com/groups/webketoanface/626251787482290/
=> Cả 3 thông tư trên tại điều khoản CHUYỂN LỖ LÀ GIỐNG NHAU

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

KINH NGHIỆM HỌC CAO HỌC UEH K23

HỌC CAO HỌC UEH
Ô la la, vậy là chúng ta đã trải qua kỳ thi cao học rồi. Một tháng chờ đợi kết quả trong bao nỗi niềm hồi hộp, căng thẳng, nhất là khi bước vào tuần thứ 4 của thời gian chờ đợi. Có người nhận kết quả xong nhảy múa ăn mừng, reo hò (Ộp ộp pa găng…nam…sờ…tài), mời tất cả những ai có mặt khi đó …đi nhậu. Nhưng cũng không ít người nhận kết quả xong mặt mũi tái xanh, bỏ cả ăn, mất cả ngủ (mình đã từng như thế). Nhưng dù có rơi vô trường hợp nào thì luôn có một con đường đi tiếp cho bạn, quan trọng là bạn có đủ quyết tâm hay là không thôi. Thi rớt đầu vào cao học năm nay không có nghĩa là cánh cửa được ra trường cùng lúc với các bạn thi đậu đã đóng lại với bạn đâu nhé. Sao lạ thế được nhỉ? Hãy tiếp tục đọc nào.

3.1 Đăng ký nhập học:
3.1.1 Cho các bạn trúng tuyển

Đối với các bạn đã trúng tuyển thì không lâu sau khi công bố kết quả bạn sẽ nhận được giấy báo trúng tuyển. Trong giấy báo có ghi rất là chi tiết cách thức đăng ký, thủ tục ra sao cho nên mình không trình bày ra ở đây nhé.

Tips: các bạn đừng vội vàng gì đâm đầu đi đăng ký nhập học ngay trong ngày đầu tiên vì…đông dữ lắm. Thời gian trường cho đăng ký nhập học thường kéo dài trong vài ngày, thủ tục làm cũng rất nhanh cho nên không việc gì cứ phải chen nhau đi vào ngày đầu tiên để rồi chèn nhau đến ngộp cả thở. Xin hãy để dành những ngày đầu tiên cho các bạn học bồi dưỡng sau đại học nhé.

3.1.2 Cho các bạn chưa trúng tuyển:
Bạn đã không vượt qua được kỳ thi đầu vào nhưng quyết tâm muốn đi học của bạn vẫn còn? Bạn muốn được ra trường cùng lúc với các bạn đã trúng tuyển? Vâng, điều đó hoàn toàn có thể xảy ra nhưng thực sự đòi hỏi bạn phải có quyết tâm. Có con đường đến vinh quang nào mà trải đầy hoa hồng đâu nào. Còn chờ gì nữa, hãy đăng ký học chương trình bồi dưỡng sau đại học.

Chương trình bồi dưỡng sau đại học dành cho các bạn chưa trúng tuyển trong kỳ thi cao học nhưng có nguyện vọng muốn được tham gia học chương trình cao học. Sau đây là vài câu tự hỏi (Q) và tự trả lời luôn (A):

Q: Buồn như con chuồn chuồn, mắc gì tui phải học trong khi tui thi rớt?

A: Đầu tiên là để tiếp tục mạch cảm hứng muốn được học của bạn. Sau đó bạn có thể thi lại đầu vào ở các khóa sau nhưng kết quả học tập của bạn trước đó vẫn được công nhận.

Q: Cho ví dụ đi bạn ơi, tui mơ hồ quá.

A: Ví dụ bạn không trúng tuyển K1, bạn có thể đăng ký học bồi dưỡng sau đại học chung với các bạn trúng tuyển K1. Sau đó bạn hãy cố gắng thi đậu đầu vào ở K2 hoặc các khóa sau. Giả sử ở K2 bạn đã thi đậu đầu vào (phải làm thủ tục nhập học lại đó), bạn sẽ được nhà trường chuyển điểm để quản lý ở K2 (nhưng vẫn tiếp tục học chung với các bạn ở K1 cho đến hết chương trình). Như vậy, trong điều kiện lý tưởng bạn đã thi đậu đầu vào ở K2 đồng thời cùng K1 học hết chương trình, bạn đã có thể bảo vệ luận văn chung với K1 và ra trường cùng với K1 rồi đó (giống mình – một con người chẳng có gì đặc biệt - đã làm được như thế thì các bạn cũng sẽ làm được thôi, cố lên).

Q: Nhưng mà đến K2 tui vẫn chưa “trả nợ” nổi đầu vào thì sao?

A: Thì phải tiếp tục cố gắng ở các khóa tiếp theo chứ sao nữa.

Q: Nghe cũng thú vị ghê, nhưng làm sao đăng ký học bồi dưỡng sau đại học đây?

A: Vâng, then chốt là đây. Bạn hãy tạm thời “gác lại đau thương”, tiếp tục đeo bám các kênh thông tin để biết được ngày nhập học của các bạn trúng tuyển. Hãy tranh thủ đi những ngày đầu dù biết chen lấn dữ lắm vì số lượng cho học bồi dưỡng sau đại học có giới hạn chứ không phải xả láng đâu. Bạn hãy đến trường vào cái ngày trọng đại đó, xin tờ giấy đăng ký học bồi dưỡng sau đại học, ra ngân hàng Phương Đông đóng tiền (đóng bao nhiêu thì hỏi các tình nguyện viên hỗ trợ đó), sau đó vô đăng ký lớp học. Vậy là học được rồi. Chờ danh sách lớp chính thức được đăng tải để coi mình được xếp vô lớp nào nữa thôi.


Q: Học thì cũng thích, quyết tâm thì cũng có, nhưng mà thấy…sao sao á!

A: Sao sao là…sao sao? Mặc cảm đúng không? Nói thật là chính mình cũng đã cảm thấy như thế nhưng về sau thì hiểu được vấn đề. Trong lớp chắc chắn không phải chỉ mỗi mình bạn học bồi dưỡng sau đại học đâu. Chỉ một câu thôi “hãy biến thương đau thành hành động”.
Thôi tạm gác phần Q-A lại đây, mắc công mọi người nghĩ mình bị gì cũng nên.

3.2 Quá trình học:
Quá trình học trên lớp bao gồm 2 giai đoạn chính, tạm gọi là giai đoạn đại cương và giai đoạn chuyên ngành

3.2.1 Giai đoạn đại cương:
Giai đoạn này lại được chia làm 2 giai đoạn nhỏ hơn:
- Đại cương bắt buộc: là các môn mà ai cũng phải học
- Đại cương tự chọn: sẽ có danh sách các môn cho bạn chọn, sau đó trường sẽ chia lớp lại theo thống kê môn học mà học viên đã chọn.
3.2.2 Giai đoạn chuyên ngành
Giai đoạn này cũng chia làm 2 giai đoạn nhỏ hơn:
- Chuyên ngành bắt buộc: gồm các môn mà chuyên ngành đó phải học
- Chuyên ngành tự chọn: cũng được tổ chức lớp lại theo sự chọn lựa của các học viên. Một số ngành có thể chỉ định luôn môn học ở giai đoạn này do số học viên của cả ngành ít.

3.3 Học cao học như thế nào?

Cách học khá khác so với thời đại học: kiến thức được nâng cao hơn, sự giao tiếp giữa học viên và giảng viên gần gũi hơn, giảng viên chỉ là người gợi ý, hướng dẫn cho các bạn nghiên cứu do đó bạn phải chủ động hơn nhiều so với thời học đại học. Bạn cần có mặt đầy đủ ở lớp vì có tổ chức điểm danh đấy. Cách đánh giá kết quả môn học thông thường như sau:
- Điểm quá trình: chiếm khoảng 30% đến 50% kết quả sau cùng tùy theo quy định của giảng viên. Căn cứ cho điểm thông thường là các bài tập nhóm, thuyết trình trước lớp, bài kiểm tra ngắn v.v…
- Điểm kết thúc môn: thi kết thúc môn thường diễn ra sau khi kết thúc môn học 1 tháng, điểm thi kết thúc môn đóng góp số % còn lại cho điểm tổng kết môn.
Bạn có thể không được tham gia thi kết thúc môn nếu bạn thiếu điểm thi quá trình, hoặc không chịu đóng học phí đúng hạn.

3.4 Những lưu ý trong quá trình học:
3.4.1 Lưu ý môn học:

Thực ra môn nào cũng rất quan trọng, đều có đóng góp nhất định cho kiến thức của bạn tuy nhiên cũng có môn bạn cần phải đặc biệt lưu tâm, điển hình là môn Phương pháp nghiên cứu khoa học. Đó là nền tảng chiến lược cho bạn xây dựng luận văn/báo cáo sau này. Bạn nào chọn chuyên ngành Kinh tế phát triển thì đặc biệt phải chú ý môn: Kinh tế lượng ứng dụng – một môn sống còn nếu bạn muốn làm được luận văn.
Ngoài ra, các bạn nên tìm học các lớp hướng dẫn sử dụng phần mềm phân tích thống kê như Eviews, SPSS, Stata. Thông tin về các lớp đó đăng tải trên diễn đàn này khá nhiều. Không có các phần mềm đó thì gần như chuyện hoàn thành luận văn là một điều vô cùng khó khăn (nếu không nói là bất khả thi).

3.4.2 Lưu ý khi làm việc theo nhóm:
+ Đã xác định đi học là phải tích cực, đừng có tâm lý tham gia nhóm cho có rồi ai làm mặc kệ. Bạn có thể làm như thế một lần nhưng lần sau khi “tái cơ cấu” nhóm bạn sẽ phải nói lời tạm biệt nhóm đấy.
+ Thông thường trong nhóm sẽ có một người làm việc tổng hợp lại đóng góp của các thành viên và phụ trách trình bày trước lớp. Đây là nhiệm vụ đa phần các bạn “chê” và “trốn” nhiều nhất vì khá cực và sự nhút nhát của chính bạn. Nhưng theo mình cho rằng bạn nên xung phong nhận nhiệm vụ đó vì bạn sẽ là người nắm hết thông tin của vấn đề, tập cách trình bày trước đám đông. Điều đó chỉ có lợi mà thôi, sau này khi bảo vệ luận văn bạn mới thấm thía giá trị của sự rèn luyện đó.

3.4.3 Lưu ý khi làm việc cá nhân:

- Học cao học đòi hỏi phải đọc sách và tài liệu tham khảo rất nhiều. Đừng viện lý do bận việc để trốn việc đọc sách.
- Nhiều người cứ xem Google như thần thánh, tìm tài liệu gì cũng lên đó. Thực ra đó là một kênh thông tin tốt nhưng dễ bị lẫn “tạp chất” nếu bạn quá thần thánh và tin tưởng nó vô điều kiện. Trước khi vào Google hãy chịu khó tìm ở thư viện của trường (http://lib.ueh.edu.vn), vào các trang mạng thư viện khoa học quốc tế (như sciencedirect, proquest…), đừng quên nhắc lớp trưởng giúp bạn làm thẻ thư viện của trường càng sớm càng tốt.

3.4.4 Lưu ý của…lưu ý:

Đó là chuyện thi anh văn đầu ra, việc mà các bạn hay quên nhất. Mình biết rất nhiều trường hợp hí hửng làm luận văn xong xuôi đến ngày nộp để chuẩn bị ra hội đồng bảo vệ thì được tin bị hoãn vì…chưa thi anh văn đầu ra. Đây là một môn khá đặc thù, dù không học nhưng…phải thi nên các bạn hay quên. Nhớ lưu ý xem trên các kênh thông tin thời gian tổ chức ôn và thi đầu ra môn anh văn nhé. Tranh thủ hoàn thành sớm chừng nào tốt chừng đó, đừng cố tình trì hoãn mà rơi trúng giai đoạn làm luận văn thì khổ càng thêm khổ.
PHẦN 4: THỰC HIỆN LUẬN VĂN CAO HỌC
Chúc mừng bạn đã “ráng” được đến giai đoạn này. Thời gian làm luận văn có thể nói là thời kỳ “kinh hoàng” nhất đối với rất nhiều học viên. Không còn phải len lỏi trong kẹt xe, gặm đỡ ổ bánh mỳ để lên lớp đều đều mỗi tuần ba buổi, chẳng còn áp lực bị điểm danh. Qua rồi những tháng ngày nơm nớp hết làm bài giữa kỳ rồi đến thi hết môn. Ở nhà làm luận văn thôi, thiệt khỏe! Nhưng “thảm họa” có khi lại bắt đầu từ cái “khỏe” đó…

4.1 Quá trình làm luận văn:
- Đầu tiên phải phải đăng ký tên đề tài, lớp trưởng sẽ tập hợp để nộp cho Viện sau đại học. Bạn chọn GVHD nào trong phiếu đăng ký cũng chưa chắc được như ý nguyện do nhiều lý do khách quan, chủ quan khác nhau, phổ biến nhất vẫn là do giảng viên X nào đó đã nhận đủ số học viên hướng dẫn. Các trường hợp học bồi dưỡng các khóa trước nhưng đậu ở khóa sau có thể phải nộp trực tiếp cho Viện SĐH đồng thời không được đề cử giảng viên hướng dẫn (do Viện SĐH phân nhiệm).
- Bạn sẽ được thông báo tên của giảng viên hướng dẫn và bạn cần liên hệ với thầy/cô sớm nhất. Tùy theo từng khoa sẽ quyết định thời điểm bạn phải bảo vệ đề cương nghiên cứu của mình. Trong quá trình bảo vệ đề cương nghiên cứu bạn sẽ nhận được các góp ý của các giảng viên.
- Hãy tiếp tục phát triển đề cương nghiên cứu thành luận văn và hoàn thành nó trước thời hạn cho phép của nhà trường.
- Nếu gần đến deadline mà bạn vẫn thấy chưa thể hoàn thành, hãy khẩn trương nộp đơn + nộp tiền xin gia hạn thời gian thêm 1 năm. Sau 1 năm gia hạn đó mà bạn vẫn không hoàn thành được luận văn thì thôi “tạm biệt chim én”.

4.2 Những lỗi phổ biến cần tránh
- Sắp đến hạn nộp tên đề tài mà chưa biết ghi cái gì bây giờ: phải khẳng định đây là thảm họa hàng đầu. Nhiều bạn cứ cắm cúi học mà quên phéng chuyện phải chuẩn bị tên đề tài. Làm luận văn là thực hiện một nghiên cứu khoa học, mà đã là nghiên cứu phải có vấn đề nghiên cứu. Bạn không có vấn đề hay ý tưởng nghiên cứu thì làm được gì? Mình đã từng chứng kiến cảnh đến ngày cuối cùng của thời hạn nộp tên đề tài mà nhiều bạn còn chưa nghĩ ra nên chọn đề tài nào, cuối cùng viết đại một cái tên và hệ quả là đa phần sau đó phải xin đổi tên đề tài vì không khả thi trong nghiên cứu.
- Ghi được tên đề tài rồi mà không biết đề cử GVHD nào: cái này là do bạn trong quá trình học không chịu quan sát, để ý tìm trước “cây kơ nia” cho riêng mình. Thật tiếc khi nhiều bạn được quyền đề cử tên GVHD nhưng vẫn để trống mục đó (trong khi mình muốn dữ lắm mà không ai cho).
- Khi ta được ở nhà, ta lười đi: đây là căn bệnh cực kỳ phổ biến, bạn có cảm giác dường như đã mất động lực hoàn toàn. Cứ lôi sách ra nghiên cứu là y chang mệt mỏi, buồn ngủ và lười, bụng bảo dạ thôi để ngày mai, để cuối tuần. Và cứ hẹn với bản thân mãi như thế thì chợt cái deadline nó kề cận lúc nào không hay. Thế là vội vã làm, đương nhiên làm theo tinh thần đó thì chất lượng sao đảm bảo được, đa phần là phải gia hạn thời gian làm luận văn.
Thống kê sơ bộ riêng ở khoa mình học cho thấy chưa đầy 1/3 số học viên có thể hoàn thành luận văn đúng hạn, hơn 1/3 còn lại phải xin gia hạn, số còn lại thì…bỏ luận văn chạy lấy người. Thế mới biết “kỳ nghỉ luận văn” hoàn toàn không phải “tuần trăng mật” ngọt ngào. Nếu bạn “buông” mình lúc này thì có thể nhiều thời gian, tiền bạc bạn đã đầu tư cho việc học trước đó coi như đổ xuống sông xuống biển.
- Ngại gặp GVHD: đây là cái sự ngại cực kỳ ngộ. GVHD là người vẽ đường chỉ lối cho bạn mà ngại gặp thì không biết ai bạn mới không ngại. Một số lý do mình sưu tầm được do một số bạn “chống chế”:
+ Gặp thầy/cô khó quá: đương nhiên thầy cô đâu có rảnh mà ngồi chờ bạn đến hỏi, thầy cô cũng có việc phải làm và bạn cũng thế. Hẹn chưa được lần này thì ta thu xếp lần khác. Hẹn thầy cô là phải nghĩ đến điển tích Lưu Bị cầu Gia Cát Lượng làm gương thì bạn mới củng cố được sự kiên nhẫn của mình (đương nhiên là không có thầy cô nào nỡ cho bạn “leo cây” nhiều lần như ông Gia Cát kia đâu).
+ Chưa làm gì nên gặp không biết nói gì: cái này bó tay chấm cơm chấm canh.
+ Bận rộn quá đi: bó bột toàn thân.
+ Bị thầy cô la hoài, tự ái: đó là thầy cô đang góp ý cho bạn, nhiều khi bạn cứ thích nghĩ mình đúng nên có người sửa sai lại giãy nãy, tự ái, kể cả khi người nhắc nhở bạn là người có học thức, kinh nghiệm, tuổi đời nhiều hơn bạn. Ngộ heng…!!

4.3 Những điều nên làm trong quá trình thực hiện luận văn:
- Ấp ủ vấn đề/ý tưởng nghiên cứu: hãy “phôi thai” nó từ khi bạn bắt đầu học chuyên ngành đi là vừa. Hãy cho mình nhiều phương án khác nhau để dần dần sàng lọc lại và chọn ra một vấn đề nghiên cứu khả thi, ưng ý nhất.
- Hãy “ngắm” những giảng viên mà bạn “kết” nhất (“kết” ở đây là “kết” về học thuật nha các bạn yêu quý), đừng ngần ngại trình bày ý tưởng nghiên cứu của bạn với họ và sau đó là thừa thắng xông lên xin nhờ hướng dẫn luận văn. Nếu thầy cô cũng thấy thích đề tài của bạn thì họ sẽ nhận lời thôi (vụ này chỉ gợi ý thôi chứ không phải áp dụng khi nào cũng thành công đâu).
- Hãy tra cứu trên thư viện, trên internet xem có ai đã làm đề tài gần giống bạn không vì đó là một căn cứ để tham khảo rất quan trọng. Bạn làm nghiên cứu một vấnđề mà chưa ai thực hiện quả thực là một sự lựa chọn mạo hiểm. Thông thường ở luận án của nghiên cứu sinh người ta mới phải chọn như thế (thầy hướng dẫn mình nói vậy), còn ở mức độ luận văn thạc sỹ thì nên hạn chế hoặc có chọn thì phải quyết tâm làm đến nơi đến chốn. Nghiên cứu trước là cơ sở quan trọng cho bạn xây dựng khung phân tích, giả thiết nghiên cứu – bộ khung cốt thép của căn nhà mang tên luận văn (nhà xây không có sắt thép vẫn xây được nhưng có chịu nổi “gió bão hội đồng” hay không đó mới là vấn đề). Hãy nhớ dùng nghiên cứu của người khác để tham khảo chứ không phải để copy/paste rồi rename, replace nhé.
- Luận văn để tham khảo lấy ở đâu?
+ Ngay trong diễn đàn này.
+ Thư viện của trường
+ Trang web của Viện SĐH
(một số chỗ có thu phí)
- Hãy xem đề tài bạn làm có dữ liệu nghiên cứu tốt không, nếu phải sử dụng dữ liệu sơ cấp từ các cuộc khảo sát cho chính bạn thực hiện thì bảng hỏi là phần bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng, số quan sát càng nhiều càng tốt. Nếu sử dụng dữ liệu thứ cấp như VHLSS thì phải biết cách lấy dữ liệu.
Nói thêm về dữ liệu sơ cấp một chút. Hiện tại đang có hai luồng dư luận: (1) có người cho rằng làm nghiên cứu từ dữ liệu sơ cấp thì luận văn hầu như bất khả chiến bại khi ra hội đồng bảo vệ luận văn do hội đồng đánh giá người nghiên cứu đã tích cực đi triển khai thu thập dữ liệu, nghĩa là nghiên cứu nghiêm túc nên đề tài có tệ lắm thì cũng sát sàn chứ khó mà rớt (!!??) (2) dữ liệu sơ cấp do bản thân người nghiên cứu đi thu thập không loại trừ có khả năng gian lận (tự điền phiếu khảo sát), số quan sát có khi không đủ nên chạy mô hình ra kết quả chưa đủ độ tin cậy, không biết cách chọn mẫu khảo sát nên bộ dữ liệu cũng không đạt yêu cầu… (thực tế mình đã đi dự buổi bảo vệ luận văn dùng dữ liệu sơ cấp và đã chứng kiến hội đồng chất vấn học viên mạnh mẽ về bộ dữ liệu sơ cấp này). Với các khuyến cáo này mong các bạn hãy thật cẩn thận khi chọn dữ liệu nghiên cứu nhé.
- Luận văn của bạn chỉ làm định tính hay kết hợp định tính, định lượng. Tốt hơn bạn nên tìm tài liệu về kinh tế lượng để xem thêm về hồi quy OLS, logit, binary logistic đặc biệt là EFA (phân tích nhân tố khám phá) đối với các bạn học chuyên ngành QTKD
- Ngoài ra, bạn phải lưu ý đặc biệt các quy định của nhà trường về:
+ Trích dẫn tài liệu tham khảo (để tránh bị mang tiếng đạo văn)
http://sdh.ueh.edu.vn/modules.php?na...viewst&sid=164
+ Cách trình bày luận văn (không áp dụng phần trích dẫn tài liệu nhé)
http://sdh.ueh.edu.vn/modules.php?na...=viewst&sid=42
+ Cách in luận văn
http://sdh.ueh.edu.vn/modules.php?na...viewst&sid=149
- Cuối cùng: siêng liên hệ GVHD, ít nhất 2 tuần/lần, nếu ít điều kiện gặp trực tiếp thì liên hệ qua email. Bạn tích cực, thể hiện thái độ cầu thị tốt thì GVHD sẽ nhiệt tình, đơn giản thế thôi.
PHẦN 5: BẢO VỆ LUẬN VĂN VÀ ĐÔI LỜI CỦA NGƯỜI VIẾT

Hura, chúc mừng bạn đã vượt qua được thời gian “sống trong sợ hãi”, nhưng vẫn còn thử thách cuối cùng dành cho bạn trước khi qua ải đây. Mình và các bạn hay nói đùa là thời điểm “lên dĩa” đã đến. Bao nhiêu tinh hoa kiến thức và thể hiện bạn tích lũy được bấy lâu dồn cho “trận đánh cuối cùng” này đấy. Nào, hãy cùng xem lại hành trang của chúng ta.

5.1 Những điều cần lưu ý trước khi bảo vệ luận văn:
- Đã hoàn thành hết các môn học chưa? Nhiều bạn đã bị shock bởi tình huống xin bảo vệ luận văn nhưng không được do học thiếu môn, hoặc bị thi lại mà…không hay biết. Chính vì vậy phải phải hết sức chú trọng việc này, phải quan tâm điểm tổng kết của từng môn học ngay khi kết thúc môn học đó nếu không muốn “chết ở ngưỡng cửa thiên đường”.
- Đã thi anh văn đầu ra chưa? Vụ này nói nhiều rồi heng, vậy chứ nhiều bạn quên hoài à.
- Đã nộp học phí, phí bảo vệ luận văn đầy đủ chưa? Hơ hơ, nghĩa vụ phải hoàn thành thì quyền lợi mới được bảo đảm. Hãy sử dụng mã số học viên và vào trang web của phòng tài chính – kế toán kiểm tra đi bạn.
- Đã đi xem các bạn khác bảo vệ luận văn chưa? Phải đi! Đi để học hỏi kinh nghiệm, nếu có thể xem các bạn cùng khoa bảo vệ luận văn thì càng tốt. Lịch bảo vệ luận văn xem ở đâu? Ngay trang chủ của trang web Viện SĐH đó bạn.
- Đã…suy nghĩ kỹ chưa? Nghe buồn cười nha nhưng đó là điều cần thiết đó, nếu bạn còn thiếu tự tin thì hãy tìm lời khuyên, sự động viên của thầy cô, gia đình, bạn bè, những người đã “lên dĩa” trước bạn.

5.2 Quy trình bảo vệ luận văn
Cái này có quy định cụ thể rồi, bạn có thể theo dõi ở đường link sau:
http://sdh.ueh.edu.vn/modules.php?na...viewst&sid=151

Mọi thứ cần biết đều ở trong đó, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nha.

5.3 Thể hiện thế nào trong buổi bảo vệ luận văn:
- Trước đó, hãy chuẩn bị 1 file power point tóm tắt nội dung luận văn, độ dài trong khoảng 20-25 slide thôi. Hãy tập trình bày ở nhà, bấm thử đồng hồ canh giờ vì bạn chỉ có 20 phút để trình bày thôi. Hãy in sẵn các slide ra giấy để phòng trường hợp thiết bị hỏng hóc giữa chừng. Nên đầu tư mua bút điều khiển có đèn laser để bạn rảnh tay hơn khi trình bày.
- Ăn mặc lịch sự, nam nên mặc veston, nữ nên mặc vest công sở.
- Đến sớm hơn giờ quy định ít nhất 30 phút để phòng ngừa các sự cố bất khả kháng, để vận hành thiết bị thử, để làm quen với không khí trong phòng.
- Có một số bạn chuẩn bị hoa và quà tặng cho các thành viên trong hội đồng, việc này thì mình không có ý kiến gì thêm.
- Bình tĩnh ghi chép các ý kiến phản biện, các câu hỏi của các thành viên hội đồng đặt ra, sau đó trả lời từng câu một (khi được cho phép). Câu nào biết chắc thì hãy trả lời, đừng trả lời bừa mà mang họa, chất lượng hơn số lượng. Câu nào chưa trả lời được xin đừng nói “em không biết” mà hãy nói “em xin ghi nhận và nghiên cứu lại sau”.
- Sau khi họp hội đồng, bạn nhận kết quả >=5, chúc mừng nhé. Ngay sau đó hãy xin photo cái biên bản của hội đồng để làm căn cứ chỉnh sửa luận văn. Đừng quên xin số điện thoại của thầy/cô Chủ tịch hội đồng vì sau này bạn phải xin chữ ký của thầy/cô trong bản cam kết chỉnh sửa luận văn đó. Nếu bạn nhận kết quả <5 thì đừng vội thất vọng và bỏ cuộc, cứ về chỉnh sửa luận văn theo góp ý, nộp tiền để xin bảo vệ lần 2, cố gắng hết mình đi rồi bạn sẽ được thôi.
- Sau cùng, hãy chỉnh lại luận văn theo biên bản của hội đồng, trình cho thầy/cô Chủ tịch hội đồng xem và ký xác nhận cho bạn. Sau đó đi in luận văn chính thức, ghi file ra đĩa để nộp thư viện, lấy cái biên nhận. Bạn trở về Viện SĐH nộp cái biên nhận + bản cam kết chỉnh sửa đã được xác nhận + đĩa lưu luận văn đã chỉnh sửa. OK, xong rồi đó. Chỉ còn chờ thư mời dự lễ tốt nghiệp cấp bằng nữa thôi. Rảnh thì bạn chạy qua bên cơ sở Nguyễn Tri Phương mua sẵn bộ lễ phục để dành để tới lễ trao bằng mặc (vụ này bắt buộc đó), lên sẵn danh sách khách mời đến dự lễ…để chụp hình với bạn (nghe cứ như đám cưới, mình chỉ nói vui thôi chứ thời điểm viết bài này mình cũng đã làm đâu, her her). Khi có thư mời thì bạn lên Viện SĐH để đóng thêm một số khoản phí và đăng ký số thứ tự nhận bằng (xem thông báo trên web của Viện SĐH đó nha)

5.4 Đôi lời của người viết
Chắc các bạn đã mệt nhoài khi đọc đến đây rồi phải không ạ? Những gì mình đã viết là tích lũy 3 năm sự từng trải của mình trong môi trường cao học của UEH. Có thể bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin bạn cần do sự hiểu biết và trải nghiệm của người viết có giới hạn, khó mà đề cập hết mọi vấn đề. Trong quá trình viết có thể có một số chỗ chưa chính xác lắm mong các bạn thông cảm.
Bản thân người viết đã từng thi đầu vào cao học K19 và đã không thành công. Sau đó mình đã đăng ký học bồi dưỡng sau đại học với các bạn K19. Đến K20 thì mình đã thi đậu đầu vào và đã được bảo vệ luận văn cùng đợt với các bạn K19. Mình muốn chia sẻ những trải nghiệm và cảm xúc trên với các bạn đang tìm hiểu về cao học UEH cũng như đang học cao học UEH với niềm mong mỏi những gì mình đã viết sẽ giúp ích điều gì đó, dù thật nhỏ nhoi cho việc học tập của các bạn.

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Kế toán thiết kế website và phần mềm


Kế toán thiết kế website và phần mềm
1/+Đầu năm kết chuyển lời nhuận chưa phân phối:
Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước, ghi:
+ Trường hợp TK 4212 có số dư Có (Lãi), ghi:
Nợ TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
Có TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
+ Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi:
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Có TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.
- Số lỗ của một năm được xử lý trừ vào lợi nhuận chịu thuế của các năm sau theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc xử lý theo quy định của chính sách tài chính hiện hành.

2/Xác định chi phí và nghĩa vụ thuế môn bài phải nộp trong năm
Mức thuế phải đóng: Kê khai + nộp thuế môn bài
Bậc thuế môn bài Vốn đăng ký Mức thuế Môn bài cả năm
- Bậc 1: Trên 10 tỷ = 3.000.000
- Bậc 2: Từ 5 tỷ đến 10 tỷ = 2.000.000
- Bậc 3: Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ = 1.500.000
- Bậc 4: Dưới 2 tỷ = 1.000.000
Nếu giấy phép rơi vào 01/01 đến 30/06 thì phải đóng 100% đồng
Nếu giấy phép rơi vào 01/07 đến 31/12 bạn được giảm 50% số tiền phải đóng=01/02
Nghĩa là:
+ Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 thì phải nộp 100% mức thuế môn bài theo quy định ở bảng trên
+ Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 thì phải nộp 50% mức thuế môn bài
Thuế môn bài cho các chi nhánh:
- Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc không có vốn đăng ký: 1.000.000đ
- Các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập: 2.000.000 đ
Lưu ý:
- Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Doanh nghiệp.
- Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi Doanh nghiệp có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc.
Thời hạn nộp tờ khai và thuế mô bài:
- Với Doanh nghiệp mới thành lập thì chậm nhất là 10 ngày kế từ ngày được cấp giấp phép kinh doanh
- Thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài (trường hợp phải nộp tờ khai) và nộp thuế môn bài năm chậm nhất là ngày 30 tháng 01 tài chính hiện hành.
Hoạch tóan:
Nợ 6425/Có 3338
Ngày nộp tiền:
Nợ 3338/ có 111
3/Công tác tính giá thành:
- Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ thuê thiết kế wisite, thiết kế phần mềm (phần mềm kế toán, bán hàng, hành chánh nhân sự,...) của các chủ đầu tư: công ty, cửa hàng, xí nghiệp….với công ty thiết kế: xác định được giá trị hợp đồng ký kết => doanh thu thu về và xác định giá trị xuất hóa đơn khi bàn giao cho khách hàng theo thỏa thuận và ký kết với khách hàng.
Giá thành: do đặc điểm ngành nghề nên yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là hoạt động thiết kế wisite, phần mềm => sản phẩm là phần mềm kế toán, bán hàng, hành chánh nhân sự,...). tập hợp lương nhân viên thiết kế , chi phí phụ vụ cho công tác thiết kế …. => để cấu thành nên giá thành thiết kế do đó yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là nhân công và chi phí sản xuất chung

Do đó ta quy ước việc tính giá thành theo phương pháp ước lựơng các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm:
-Lương = 70%
-Sản xuất chung=20%
-Lợi nhuận định mức thiết kế=15%

Ví dụ: doanh thu = 100.000.000
Lợi nhận mục tiêu=100.000.000x15%=15.000.000
Chi phí cần phân bổ tính giá thành=100.000.000-100.000.000x15%=85.000.000
-Lợi nhận mục tiêu=100.000.000x15%=15.000.000 sẽ được cân đối bằng các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp: khấu hao công cụ, lương nhân viên văn phòng, khấu hao, dịch vụ mua ngoài: điện, internet….

+Tập hợp chi phí để tính giá thành 154 là : 622,627 , Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): Giá thành SP HoànThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ

+Nhân công: lương cho nhân viên thiết kế hàng ngày bạn theo dõi chấm công nếu chi tiết được cho từng hợp đồng dịch vụ thuê thiết kế thiết kế wisite, thiết kế phần mềm (phần mềm kế toán, bán hàng, hành chánh nhân sự,...) thì càng tốt => Chi phí nhân công chiếm 70% yếu tố giá thành sản phẩm dịch vụ công ty bạn cung cấp.
-Chi phí: Nợ TK 622,627/ có TK 334
-Chi trả: Nợ TK 334/ có TK 111,112
Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau
+ Hợp đồng lao động+CMTND phô tô kẹp vào
+ Bảng chấm công hàng tháng
+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
+ Tất cả có ký tá đầy đủ
+Đăng ký mã số thuế cho công nhân để cuối năm làm quyết tóan thuế TNCN cho họ
= > thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN
+Hàng tháng: Phiếu chi tiền lương or bảng kê tiền lương chuyển khoản cho nhân viên, chứng từ ngân hàng + Bảng lương + Bảng chấm công + Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có ....=> gói lại một cục
+ Tạm ứng:
- Dự toán chi đã được Kế toán trưởng - BGH ký duyệt
-Giấy đề nghị tạm ứng.
- Phiếu chi tiền
Nợ TK 141/ có TK 111,112

+Hoàn ứng:
-Bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) Bạn thu hóa đơn (nếu ứng tiền mua hàn, tiền phòng,...công tác,...) chứng từ có liên quan đến việc chi số tiền ứng trên => Số tiền còn thừa thì hoàn ứng, nếu thiếu tiền thì chi thêm.
Nợ TK 111,112/ có TK 141
Chú ý:
-Nếu ký hợp đồng dứơi 3 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ
-Nhưng ký > 3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH
Căn cứ Tiết khoản i, Điểm 1, Điều 25, Chương IV Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/7/2013 quy định :“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”

+ Chi chi phí sản xuất chung: để phục vụ công tác thiết kế công ty bạn phải trang bị cho nhân viên vật dụng và đồ dùng phục vụ việc thiết kế : phần mềm chuyên dụng nếu có, máy vi tính, bút, thước kẻ, bàn ghế, giấy và các vật dụng khác phục vụ công việc….. những thứ này phân bổ trên tài khoản 142,242 vào các hợp đồng dịch vụ bên công ty bạn cung cấp khách hàng
Hóa đơn đầu vào:

+Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có.
+Hóa đơn mua vào (đầu vào) >20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. .=> sau này chuyển tiền kẹp thêm : - Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi
Nếu là dịch vụ:
Nợ TK 627,1331
Có TK 111,112,331…
Nếu là công cụ:
Nợ TK 153,1331/ có TK 111,112,331
Đừa vào sử dụng:
Nợ TK 142,242/ có TK 153
Phân bổ:
Nợ TK 627/ có TK 142,242
=> Hàng kỳ kết chuyển chi phí dỡ dang để tính giá thành dịch vụ
Nợ TK 154/ có TK 622,627
Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng

+Kết thúc bàn giao phần mềm xuất hóa đơn + biên bản nghiệm thu và cho khách hàng test cho đến khi đạt yêu cầu nghiệm thu kết thúc dịch vụ
-Xuất hóa đơn hoạch tóan doanh thu:
Nợ TK 111,112,131/ có 511
Với ngành dịch vụ chất xám được ưu đãi thuế TNDN theo số năm ưu đãi phụ thuộc doanh nghiệp đóng ở địa bàn, với ngành này doanh nghiệp sử dụng hóa đơn trực tiếp ko chịu thuế GTGT 10%
-Đồng thời xác định giá vốn dịch vụ:
Nợ TK 632/ có TK 154
Hóa đơn đầu ra:
+Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu mà thu băng tiền mặt: phải kẹp theo Phiếu thu + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu (xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô (xây dựng) + bảng quyết toán khối lượng phô tô nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.
+Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu : phải kẹp theo phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu (xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô + bảng quyết toán khối lượng nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.=> sau này nhận được tiền kẹp thêm : - Khi khách hàng chuyển vào TK của cty : Giấy báo có

+Ngoài ra còn các chi phí như tiếp khách: hóa đơn ăn uống phải bill hoặc bảng kê đi kèm, quản lý: lương nhân viên quản lý, kế tóan....chi phí giấy bút, văn phòng phẩm các loại, khấu hao thiết bị văn phòng: bàn ghế, máy tính...... ko cho vào giá vốn được thì để ở chi phí quản lý doanh nghiệp sau này tính lãi lỗ của doanh nghiệp
Nếu là dịch vụ:
Nợ TK 642*,1331
Có TK 111,112,331…
Nếu là công cụ, tài sản cố định:
Nợ TK 153, 211,1331/ có TK 111,112,331
Đừa vào sử dụng:
Nợ TK 142,242/ có TK 153
Phân bổ:
Nợ TK 642*/ có TK 142,242,214
Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng
+ Chứng từ ngân hàng: cuối tháng ra ngân hàng : lấy sổ phụ, sao kê chi tiết, UNC, Giấy báo nợ, Giấy báo có về lưu trữ và làm căn cứ lên sổ sách kế toán
-Lãi ngân hàng: Nợ TK 112/ Có TK 515
-Phí ngân hàng: Nợ TK 6425/ Có TK 112
Nợ TK 627,642/ có TK 142,242,214
Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng
+ Cuối hàng tháng xác định lãi lỗ doanh nghiệp: 4212Bước 1: Xác định Doanh thu trong tháng:
Nợ TK 511,515,711/ Có TK 911
Bước 2: Xác định Chi phí trong tháng :
Nợ TK 911/ có TK 632,641,642,635,811
Bước 3: Xác định lãi lỗ tháng: Lấy Doanh thu – chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 > 0
Lãi: Nợ TK 911/ có TK 4212
Lấy Doanh thu – chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911 < 0
Lỗ: Nợ TK 4212/ có TK 911
Cuối các quý , năm xác định chi phí thuế TNDN Phải nộp:
Nợ TK 8211/ có TK 3334
Kết chuyển:
Nợ TK 911/ có TK 8211
Nộp thuế TNDN:
Nợ TK 3334/ có TK 1111,112

SỔ SÁCH KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 
1 - Công tác sắp xếp chứng từ gốc
- Chúng ta cần sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng: Bắt đầu tư tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính , các chứng từ gốc: hóa đơn đầu vào đầu ra được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã nộp cho cơ quan thế
- Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế
- Đi kèm theo chứng từ của năm nào là báo cáo của năm đó. Một số báo cáo thường kỳ là: Tờ khai kê thuế GTGT hàng tháng, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, Xuất Nhập Khẩu, Môn Bài, Tiêu thụ đặc Biệt, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý
- Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN, hoàn thuế kèm theo của từng năm
- Mỗi chứng từ hoặc một nhóm chứng từ phải kèm theo 
Hóa đơn đầu ra: 
+Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu mà thu băng tiền mặt: phải kẹp theo Phiếu thu + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu ( xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô + bảng quyết toán khối lượng phô tô nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.
+Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu : phải kẹp theo phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu ( xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô + bảng quyết toán khối lượng nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.=> sau này nhận được tiền kẹp thêm : - Khi khách hàng chuyển vào TK của cty : Giấy báo có
Hóa đơn đầu vào: 
+Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có.
+Hóa đơn mua vào (đầu vào) >20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. .=> sau này chuyển tiền kẹp thêm : - Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi
Lương, thưởng: 
Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau
+ Hợp đồng lao động+chứng minh thư phô tô
+ Bảng chấm công hàng tháng
+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
+ Tất cả có ký tá đầy đủ
+Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân
+Quyết tóan thuế TNCN cuối năm
= > thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN
+Phiếu chi tiền lương + bảng lương + bảng chấm công + tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có ....=> gói lại môt cục
+ Tạm ứng:
- Dự toán chi đã được Kế toán trưởng - BGH ký duyệt
-Giấy đề nghị tạm ứng.
- Phiếu chi tiền
+Hoàn ứng: 
-Bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) Bạn thu hóa đơn (nếu ứng tiền mua hàn, tiền phòng,...công tác,...) chứng từ có liên quan đến việc chi số tiền ứng trên => Số tiền còn thừa thì hoàn ứng, nếu thiếu tiền thì chi thêm.
+ Chứng từ ngân hàng: cuối tháng ra ngân hàng : lấy sổ phụ, sao kê chi tiết, UNC, Giấy báo nợ, Giấy báo có về lưu trữ và làm căn cứ lên sổ sách kế toán
+ Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ
………………………………v.v.v
-Tất cả phải có đầy đủ chữ ký theo chức danh.
- Kẹp riêng chứng từ của từng tháng, mỗi tháng một tập có bìa đầy đủ.
Công việc in sổ là của kế toán do đó sau khi in cần có bìa Ngoài và Trong cho sổ sách kế toán
[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...
[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...
[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...
3 - Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm (theo hình thức NCK) 
- Sổ nhật ký chung
- Sổ nhật ký bán hàng
- Sổ nhật ký mua hàng
- Sổ nhật ký chi tiền
- Số nhật ký thu tiền
- Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
- Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
- Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
- Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
- Sổ cái các tài khoản: 131 , 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,...621, 622, 627, 641, 642,...Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15.
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
- Sổ khấu hao tài sản cố định
- Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
- Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho
- Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).
Lưu ý: số thứ tự các phiếu phải được đánh và sắp xếp tuần tự.

4 - Sắp xếp các hợp đồng kinh tế
- Sắp xếp đầy đủ theo tuần tự từng hợp đồng đầu vào/ đầu ra:
Kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có: hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng
- Hợp đồng lao động và hệ thống thang bảng lương: hợp đồng lao động, bảng lương, phải có chữ ký đầy đủ
- Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương.

5 - Hồ sơ pháp lý
- Chuẩn bị đầy đủ cả gốc và photo công chứng (xác thực).
- Các công văn đến/đi liên quan đến cơ quan thuế
6 – Kiểm tra chi tiết khác: 
Kiểm tra tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái)
Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản: hóa đơn đầu ra – vào và sổ kế toán
Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng
Kiểm tra các khoản phải trả
Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê khai thuế
Đầu vào và đầu ra có cân đối
Kiểm tra ký tá có đầy đủ
Kiểm tra lại xem định khoản các khoản phải thu và phải trả định khoản có đúng
Kiểm tra lại bảng lương xem ký có đầy đủ, số liệu trên sổ cái 334 và bảng lương có khớp : Đối với nhân viên phải có hồ sơ đầy đủ
Nội dung công việc sẽ thực hiện : 
1. Kiểm tra sự phù hợp của các chứng từ kế toán;
2. Kiểm tra việc định khoản, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
3. Kiểm tra việc lập và kê khai báo cáo thuế VAT hàng tháng;
4. Kiểm tra lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
5. Kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
6. Kiểm tra việc lập báo cáo tài chính theo quy định;
7. Điều chinh các sai sót, chưa phù hợp với quy định của pháp luật;
8. Thiết lập lại số sách kế toán, báo cáo thuế theo đúng quy định của các luật thuế;
9. Thực hiện điều chỉnh các báo cáo thuế khi có sai lệch;
10. Làm việc và giải trình với cơ quan thuế.
Ví dụ cụ thể: 
+Bản gốc của hợp đồng, thanh lý, nghiệm thu. Và các loại văn bản khác… => được bấm lỗ và lưu ở bìa còng


+Bản phô tô được lưu cùng các chứng từ: có tác dụng mô phỏng, hỗ trợ cho các chứng từ gốc, nếu cần thiết thì khi in các văn bản yêu cầu in nhiều bản ví dụ thông thường người ta làm hợp đồng thường in 04 bản nay in lên 06 bản số lượng dư là cái để bạn có thể kẹp vào cung chứng từ sau này

Một ví dụ: để làm hồ sơ thanh toán đối với đơn vị nhà nước như sau:
Ví dự làm hồ sơ cho bên tư vấn giám sát :
-Hồ sơ thanh toán TVGS
Hồ sơ gồm: làm 08 quyển trong đó 04 quyển chính có mộc tươi ký tươi để mang ra kho bạc, 04 quyển còn lại giao cho chủ đầu tư và đơn vị thi công mỗi bên 02 quyển
1/ Bìa hồ sơ thanh toán TVGS
2/ PHỤ LỤC 03.a: BẢNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH THEO HỢP ĐỒNG ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
3/ BÁO CÁO CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT NGHIỆM THU HOÀN THÀNH THI CÔNG XÂY DỰNG
4/Biên bản nghiệm thu TVGS
5/Phô tô đi kèm: 
-Hợp đồng TVGS phô tô
-Biên bản xác nhận khối lượng của đơn vị Thi công
-Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng của thi công
-Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật
-Quyết định phê duyệt chỉ định thầu TVGS
- Quyết định bổ nhiệm trưởng tư vấn giám sát công trình
- Biên bản xác nhận khối lượng phát sinh tăng giảm nếu có
- Biên bản nghiệm thu các giai đoạn nếu có
- Biên bản xác nhận khối lượng các giai đoạn nếu có
- Biên bản kiểm tra hiện trường nếu có
- Biên bản bàn giao cọc mốc mặt băng thi công

Link : 
[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...


-Hồ sơ thanh toán của ĐƠN VỊ THI CÔNG
Hồ sơ gồm: làm 08 quyển trong đó 04 quyển chính có mộc tươi ký tươi để mang ra kho bạc, 04 quyển còn lại giao cho chủ đầu tư và đơn vị thi công mỗi bên 02 quyển

1/ Bìa hồ sơ thanh toán đơn vị thi công
2/ PHỤ LỤC 03.a: BẢNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH THEO HỢP ĐỒNG ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
4/Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình
5/ Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành
6/Phô tô đi kèm: 
- Hợp đồng thi công
- Biên bản xác nhận khối lượng các giai đoạn nếu có của đơn vị Thi công
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành các giai đoạn công trình đưa vào sử dụng của thi công
- Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật
- Quyết định phê duyệt chỉ định thầu đơn vị thi công
- Quyết định bổ nhiệm sát trưởng hay tổ trưởng công trình
- Biên bản xác nhận khối lượng phát sinh tăng giảm nếu có
- Biên bản kiểm tra hiện trường nếu có
- Biên bản bàn giao cọc mốc mặt băng thi công





Kỹ năng kiểm tra sổ sách kế toán: + Nhật ký chung: rà soát lại các định khoản kế toán xem đã định khoản đối ứng Nợ - Có đúng chưa, kiểm tra xem số tiền kết chuyển vào cuối mỗi tháng đã đúng chưa, tổng phát sinh ở Nhật Ký chung = Tổng phát sinh Ở Bảng Cân đối Tài Khoản
+ Bảng cân đối tài khoản: Tổng Số Dư Nợ đầu kỳ = Tổng số Dư Có đầu kỳ = Số dư cuối kỳ trước kết chuyển sang, Tổng Phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh ở Nhật Ký Chung trong kỳ, Tổng Số dư Nợ cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ; Nguyên tắc Tổng Phát Sinh Bên Nợ = Tổng Phát Sinh Bên Có
+ Tài khoản 1111 tiền mặt: Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 1111 = Số dư nợ đầu kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ Sổ Quỹ Tiền Mặt; Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 1111 = Số phát sinh Nợ Có TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Quỹ Tiền Mặt, Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 1111 = Số dư cuối kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Quỹ Tiền Mặt
+ Tài khoản 112 tiền gửi ngân hàng: Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 112 = Số dư nợ đầu kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ Sổ tiền gửi ngân hàng = Số dư đầu kỳ của số phụ ngân hàng hoặc sao kê; Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 112 = Số phát sinh Nợ Có TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số phát sinh rút ra – nộp vào trên sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê, Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 112 = Số dư cuối kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số dư cuối kỳ ở Sổ Phụ Ngân Hàng hoặc sao kê
+ Tài khoản 334 : Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh, Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca), Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ ( bảo hiểm) + tạm ứng; Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh
+ Tài khoản 142,242,214: số tiền phân bổ tháng trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ có khớp với số phân bổ trên số cái tài khoản 142,242,214

Thuế Đầu ra – đầu vào: 
+ Tài khoản 1331: số tiền phát sinh ở phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO, Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 1331 = Số dư nợ đầu kỳ TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang [22]; Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 1331 = Số phát sinh Nợ Có TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh trên tờ khai phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO
+ Tài khoản 33311: số tiền phát sinh ở phụ lục PL 01-1_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO, Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 1331 = Số dư nợ đầu kỳ TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang [22]; Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 1331 = Số phát sinh Nợ Có TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh trên tờ khai phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO
Nếu trong tháng phát sinh đầu ra > đầu vào => nộp thuế thì số dư cuối kỳ Có TK 33311 = chỉ tiêu [40] tờ khai thuế tháng đó
Nếu còn được khấu trừ tức đầu ra < đầu vào => thuế còn được khấu trừ kỳ sau chỉ tiêu [22] = số dư đầu kỳ Nợ TK 1331, số dư Cuối Kỳ Nợ 1331 = chỉ tiêu [43]

+ Hàng tồn kho
+Số dư đầu kỳ Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Tồn đầu kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn
+Số Phát sinh Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Nhập trong kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn
+Số Phát sinh Có Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Xuất trong kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn

+Số dư cuối kỳ Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Tồn cuối kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn
+ Tổng phát sinh Nhật Ký chung = Tổng phát sinh (Nợ Có) trong kỳ trên bảng Cân đối phát sinh
+ Các Tài khoản Loại 1 và 2 ko có số dư Có ( trừ lưỡng tính 131,214,129,159..) chỉ có số dư Nợ, cũng ko có số dư cuối kỳ âm
+ Các tải khoản loại 3.4 ko có số dư Nợ ( trừ lưỡng tính 331,421...) chỉ có số dư Có, ko có số dư cuối kỳ âm
+ Các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 : sổ cái và cân đối phát sinh phải = 0 , nếu > 0 là làm sai do chưa kết chuyển hết
+ TỔNG CỘNG TÀI SẢN = TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN trên Bảng Cân đối kế toán