Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CỦA HỌC VIÊN UEH

Text Box: VSĐH.HD.01 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
         VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
                  
  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc                                                                             
Text Box: VSĐH.HD.01 
QUY ĐỊNH
NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CỦA HỌC VIÊN
1. Tên đề tài: Ngắn gọn, thể hiện rõ mục tiêu và nội dung chính của vấn đề nghiên cứu.
2. Lý do thực hiện đề tài: nêu lý do tại sao cần phải thực hiện vấn đề nghiên cứu đã nêu. Ví dụ: vấn đề nghiên cứu này có quan trọng không, có gì mới về mặt khoa học và thực tiễn không, có góp phần giải quyết vấn đề kinh tế/xã hội/quản trị của xã hội/doanh nghiệp không.
3. Mục tiêu/câu hỏi nghiên cứu: nêu mục tiêu nghiên cứu của đề tài, hoặc câu hỏi nghiên cứu đặt ra để giải quyết vấn đề
4. Tổng quan học thuật: nêu nội dung các lý thuyết, phương pháp, cách tiếp cận liên quan đến đề tài. Tóm lược và nhận xét nội dung của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được thực hiện có liên quan đến đề tài
5. Đối tượng/phạm vi nghiên cứu: nêu rõ đối tượng nghiên cứu của đề tài và cần giới hạn lại phạm vi, địa bàn, khoảng thời gian nghiên cứu.
            6. Phương pháp nghiên cứu: Từ phần tổng quan tài liệu, học viên cần đề xuất phương pháp, cách tiếp cận, khung phân tích,... để giải quyết cụ thể cho từng mục tiêu nghiên cứu đưa ra. Đặc biệt cần nêu rõ là nguồn số liệu lấy từ đâu? Nếu số liệu chủ yếu là số liệu sơ cấp thì cần phác thảo sơ bộ cách thức, số mẫu và địa bàn điều tra.
            7. Tài liệu tham khảo: Trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo viết theo quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của UEH.





TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
         VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
                  
  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc                                                                             
HƯỚNG DẪN
NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CỦA HỌC VIÊN

Sau khi hoàn thành các học phần, học viên đăng ký tên đề tài luận văn và nộp đề cương sơ bộ  cho Khoa đào tạo. Các đề cương chi tiết có thể được trình bày theo những cấu trúc, phong cách khác nhau (ví dụ: không có cùng số thứ tự, số chương mục khác nhau,...). Để bảo đảm tính khả thi, và thuận tiện cho học viên tiến hành thuận lợi sau khi đề cương được hội đồng góp ý thông qua, Viện Đào tạo Sau đại học hướng dẫn học viên cần phải nêu được những nội dung cơ bản sau đây trong đề cương:

STT
Nội dung

1
Tên đề tài
Ngắn gọn, thể hiện rõ mục tiêu và nội dung chính của vấn đề nghiên cứu.
2
Lý do thực hiện đề tài
Phần này học viên nêu lý do tại sao cần phải thực hiện vấn đề nghiên cứu đã nêu. Ví dụ: vấn đề nghiên cứu này có quan trọng không, có gì mới về mặt khoa học và thực tiễn không, có góp phần giải quyết vấn đề kinh tế/xã hội/quản trị của xã hội/doanh nghiệp không.
3
Mục tiêu/câu hỏi nghiên cứu
Nêu mục tiêu nghiên cứu của đề tài, hoặc câu hỏi nghiên cứu đặt ra để giải quyết vấn đề
4
Tổng quan học thuật
Nêu nội dung các lý thuyết, phương pháp, cách tiếp cận liên quan đến đề tài. Tóm lược và nhận xét nội dung của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được thực hiện có liên quan đến đề tài
5
Đối tượng/ phạm vi nghiên cứu
Nêu rõ đối tượng nghiên cứu của đề tài. Ví dụ: đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; là doanh nghiêp liên doanh với nước ngoài; là các nông hộ hay là bản thân người lao động trong hộ; là các hộ có sử dụng internet; là những người có thuê bao mạng điện thoại di động Mobile phone.
Do đối tượng và địa bàn nghiên cứu có thể là rất rộng cần hạn chế lại phạm vi, địa bàn, khoảng thời gian nghiên cứu. Ví dụ: đề tài được thực hiện cho vùng duyên hải Nam Trung bộ; vùng biên giới Tây Nam; vùng đồng bằng song Cửu long; vùng kinh tế trọng điểm phía nam; phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ bao gồm các hộ trồng lúa thâm canh tại tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Tiền Giang; các nông hộ nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Trà Vinh; đề tài phân tích diễn biến của tình trạng nghèo của nông hộ vùng Tây nguyên trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2010.    
6
Phương pháp nghiên cứu

Từ phần tổng quan tài liệu, học viên cần đề xuất phương pháp, cách tiếp cận, khung phân tích,... để giải quyết cụ thể cho từng mục tiêu nghiên cứu đưa ra. Đặc biệt cần nêu rõ là nguồn số liệu lấy từ đâu? Nếu số liệu chủ yếu là số liệu sơ cấp thì cần phác thảo sơ bộ cách thức, số mẫu và địa bàn điều tra.
7
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo viết theo hướng dẫn của UEH.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét