Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Tổng hợp kinh nghiệm trước ngày bảo vệ luận văn

Trình bày lướt bài thuyết trình khoảng 15 phút (có thể nói ít hơn 15 phút chứ không nên quá 15 phút ), thực ra thì lúc đó hội đồng cũng không chú tâm lắm nghe mình nói, họ chị liếc nhìn Slide xem mình bố trí như thế nào thôi (họ còn đọc LV).

– Sau đó ghi nhanh các ý kiến đóng góp và câu hỏi của hội đồng (Nên chuẩn bị giấy A4, ghi ý kiến và câu hỏi của mỗi người ra một tờ cho đỡ nhầm lẫn)

– Đánh dấu nhanh câu trả lời mà hội đồng hỏi: Ví dụ câu hỏi của cô A: trang 35 chẳng hạn

– Nên trả lời luôn sau khi kết thúc toàn bộ câu hỏi của hội đồng, ý kiến của thầy cô nào trùng nhau hoặc gần giống thì xin phép được trả lời chung
Ngoài ra có mấy điểm cần chú ý:

1. Slide không quá 20, không được nhiều chữ. Nên sử dụng một số hiệu ứng trong PP nhưng đừng quá lạm dụng. Vì nếu lạm dụng quá sẽ tạo cảm giác rối mắt và người đọc sẽ chủ yếu tập trung vào hiệu ứng của hình ảnh. Nên thống nhất hình nền (Back Ground) để tạo sự chuyên nghiệp. Header and footer phải thống nhất về format và zise. Nên làm một Master slide trước rồi thống nhất cho tất cả các slide còn lại. Nên có những button dạng command để khi c2 làần có thể chuyển tới slide tương ứng tránh mất thời gian và lúng túng khi bị hỏi.

2. Về nguyên tắc trình bày, xúc tích trong khoảng thời gian 10 phút đừng hơn. Vì các đồng chí GSTS đã phải được phát tài liệu về nhà xem trước rồi nên việc bạn trình bày chỉ là tính hình thức. Họ sẽ xem cách bạn trình bày thế nào thôi.

3. Khi bị hỏi mà chưa nghĩ ra câu trả lời, tốt nhất nên hỏi lại câu đó cho người hỏi, thứ nhất để câu thêm thời gian để suy nghĩ, thứ 2 là người phản biện có thể mở cho bạn một con đường sống bằng cách hỏi mang tính gợi ý. Hoặc có thể người hướng dẫn sẽ nghe nhạc hiệu đoán chương trình và cho bạn giúp đỡ của người thân khi cần thiết.

4. Cần phải trả lời hết các câu hỏi của các thầy. Tuy nhiên, đa phần các câu hỏi đã đc thầy cô chuẩn bị trước ở nhà ( chủ yếu 2 thầy phản biện hỏi) nên đều là những chỗ mình bị sai hoặc thiếu sót gì đó rồi, nên khó chống đỡ lắm… Vậy nên tốt nhất ko biết thì nói là vấn đề này em sẽ nghiên cứu thêm thôi.
----------------------------------------------------------------------------
Phần trình bày:

_ Mào ngắn gọn thôi: Thưa hội đồng, em là Locke Thạnh Sùng, xin trình bày nội dung abc abc của đồ án tốt nghiệp.

_ Mở máy: Nói sao cho nuột, các sư thầy nghe lọt tai. Nhớ học lại văn chương tí, để biết dùng mấy cái lời dẫn, nối đoạn: đầu tiên, tiếp đó, tiêp theo cái abc là def, nếu như lmn là cối lõi, còn opq là sự phát triển,…

_ Đầu tiên, abc abc

_ Tiếp đến abc abc

_ Tóm lại mục tiêu tối cao của đoạn nói này là: nhanh, rành mạch rõ ràng như cái mục lục ( mà như guide đã dặn là phải học thuộc lòng )

_ Đừng có đọc slide, thầy biết đọc rồi, anh chị không phải đọc. Chỉ nhòm cái title của slide thôi.

_ Khi nói, nhìn ý hội đồng, thấy phần đang nói hơi ngán, bỏ luôn, không cần tập trung, cốt của cái này là nói cho xong thôi mà. Làm slide ít chữ nhiều hình càng tốt, các thầy thích xem hình, sơ đồ. Ai không biết vẽ, bật MS Visio lên, nhanh, đẹp.

Slide khác với cái đã nộp cũng chẳng sao, ai mà nhớ được, cũng chả ai bắt tội. Slide đừng khác với mấy bản handout đưa cho hội đồng là được.

_ Khoa chân múa tay cho nó tự nhiên, không phải ngại, như Bill đến trường mình ấy, nó có ngại đâu . Chỗ chán thì úp hai tay vào nhau, để phía trước bụng, chỗ hay thì xòe bàn tay ra, các ngón sát nhua, chỉ lên màn hình như mấy em thời tiết ấy, đảm bảo ngon. Cái này tạo cảm giác là mình rất chủ động, nắm chắc cái của mình, không có rụt rè gì hết. Giai đoạn mình nói, mà active thế này, sẽ không bị cảm giác là mình nói chán (nói thật chứ nội dung không quan trọng lắm đâu, cái chính là không khi của phần bảo vệ trình của mình).

_ Rồi, nói hết, “Em xin cảm ơn hội đồng và các bạn đã chú ý. Xin các thầy cô cho em ý kiến nhận xét ạ”.

Đến đoạn lấy cung hình:

Nếu: Trình bày ngon, đồ án do mình làm thật, đủ đầy điện nước, phổng phao ba vòng cả:

_ Các đại sư sẽ hỏi, ít nhiều sẽ chả quan trọng, vì hỏi để nâng level cho speaker là mình. Sẽ hỏi chỗ hay, chỗ khó. Có hỏi nhiều thì cũng là thấy hay mới hỏi, speaker giảng giải them cho mọi người hiểu (cái này là hỏi có ý tốt). Đã nắm chắc rồi thì sợ gì nữa, giở slide ra nếu có, lấy laptop bật nhoay nhoáy, mồm nói “Vấn đề này em đã trình bày ở phần abc abc, mời thầy cô xem lại trang nnn nnn ạ. Em xin trình bày thêm cho rõ nó là abc abc abc”. Tiện thể lại hoa chân múa tay dùng Mai hoa ảnh chưởng như đã nói ở trên.

Nếu: làm lởm, hoặc trình bày trục trặc, cũng đừng có khiếp vội, chủ yếu các câu hỏi sẽ thế này:

_ Sao chú không làm thế “lày”, thế nọ. Cái đề tài này, trong tình hình hiện nay, tại sao làm thế, lại chọn cái đó? Sao lại dùng công nghệ đó? Có biết công nghệ nào khác không, sao lại không dùng cái đó mà lại dùng cái này? Chú chọn cái này thì nhược điểm cái này là gì, ưu điểm là gì? Chú nói rõ hơn phần ABC ABC xem, tôi thấy chỗ đó, dùng XYZ XYZ thì hay hơn, sao lại dùng ABC?

_ Lúc này thì từ tốn, đừng cuống, cứ giải thích, trên quan điểm là mình đúng, các đại sư chỉ thắc mắc vì có thể chưa nắm rõ nên hỏi thôi, các cô chú nghiên cứu nửa năm trời, thầy cô đọc qua, chắc chắn có chỗ chưa hiểu,… Thậm chí, nếu thầy cô có nhận định đối lập, có thể giải thích được là em nghiên cứu rất kỹ, site này tổ chức nọ đã có đánh giá, thống kê… cái của em được dùng nhiều hơn, có ưu điểm là abc abc (bật luôn slide nói ưu điểm lên), lại dẫn hội dồng về phần ưu điểm của công nghệ, rồi tán tiếp. Dù hỏi máy mọc thế nào cũng có thể dẫn về được điểm này.

_ Kiểu gì thì kiểu, phán xong, thấy các thầy cô OK rồi, cũng phải cảm ơn “Em cảm ơn các thầy cô vì đã cho nhân xét”. Xong lại thủ thế, nhìn hội đồng tươi cười, ngắm cô người yêu ngồi dưới, ngắm đóa hoa xinh ngoài cửa, lướt ánh nhìn lễ phép qua thầy cô, nhìn bọn bạn đang nhấp nhổm, nhủ thầm mình sắp xong rồi. Loop lại đoạn trên nếu có câu hỏi tiếp. Thường chỉ độ 4- 5 phút thôi.

_ Cảm ơn thầy cô và hội đồng đã theo dõi, tắt Power Point, xếp lại giấy bút, laptop… Chờ cho anh em vỗ tay xong, lại diễn ánh mắt ở trên (à, giờ nghĩ ra tên gọi rồi, tạm gọi là chiêu “Niêm hoa tiểu nhãn quang” nhá).

_ Xong rồi thì nhớ thu dọn thật nhanh hàng của mình, phi hết đồ xuống co người nhà ngồi dưới, hoa hoét ra ngoài nhận, nhá. Tí xuống tha hồ, giờ phải ở lại thể hiện đã.

_ Nếu cho bạn trình bày sau mượn máy, mà mình rành, thì ở lại, setup cho slide của bạn sau lên ngon, rồi hẵng xuống. Hỏi han, vỗ vai bạn vài cái động viên. OK? Cũng có lúc mình cần mà, giờ mình xong rồi, phải thực hiện nghĩa vụ với bạn. Chả có mấy khi được fair với bạn bè nữa đâu, nên để lại ấn tượng tốt với bạn bè thầy cô trong buổi cuối.
---------------------------------------------------------------------
Nếu khó quá thì có thể yêu cầu các thầy nói rõ hơn, xin gợi ý, đừng có im như thóc. Phải nói được cái gì đấy, cái gì cũng được, không nói được câu nào thì các thầy cho điểm cao cũng "khó ăn khó nói".
phần lý thuyết ai cũng biết, thì chẳng cần trình bày làm gì, giới thiệu sơ qua phần thực trạng, nhấn mạnh vào các điểm yếu kém mà mình định đưa ra các giải pháp khắc phục. Nói kỹ phần 3. Chọn 2-3 giải pháp mà bạn tâm đắc nhất rồi phân tích, lập luận về nó (không nên trình bày hết tất cả những gì bạn có)
Nên tập dượt trước ở nhà thật nhiều vào, vừa cho chạy slide, vừa nói theo từng slide. Căn giờ, đảm bảo thời gian, giọng nói phải thật rõ ràng (đừng có rụt rè, nói lí nhí là mất điểm đấy)
+ Trình bày tự nhiên, không phải là học thuộc lòng ra sao rồi nói ra, hay nhìn vào tờ giấy và đọc ra, mà bạn căn cứ trên các ý bạn đã vạch ra trong slides, nêu ra các luận điểm, và đưa ra các lý luận, ví dụ để chứng minh cho luận điểm đó.
+ Khi nói, thì đừng nhìn chăm chăm xuống đất, nhìn lên trần nhà, hay nhìn vào một đứa bạn thân cuối lớp. Hãy đưa con mắt bao quát hết mọi nơi trong phòng (thực ra là đừng chú ý đến cái gì xung quanh cả). Nếu có thầy cô nào trong hội đồng thực sự tỏ ra quan tâm thì mình có thể dùng eyes contact với thầy cô đó.
Với một công trình nghiên cứu trong hơn 6 tháng mà chỉ được trình bày từ 15-20 phút vì vậy bạn phải hiểu rõ mình cần nói gì. Kinh nghiệm là bạn đừng nên sa đà vào chương lý luận, hãy trình bày khái quát và nên tập trung vào chương trực trạng và giải pháp.


Khi trả lời câu hỏi của Hội đồng khoa học và của cử tọa hãy bảo vệ quan điểm của mình một cách lịch sự, khẳng định lập trường của mình. Lắng nghe câu hỏi cẩn thận và nếu cần nên ghi chép hay lặp lại câu hỏi. Nên cảm ơn người đặt câu hỏi và trả lời ngắn gọn, đi vào trọng tâm. Khi trả lời nhớ hướng vào mọi người, tránh trả lời cho một người. Khi bị bế tắc, hãy bình tĩnh để đặt ngược lại vấn đề cho người ra câu hỏi và khéo léo lôi cử tọa cùng tham gia giải quyết vấn đề. Nên lựa chọn câu hỏi để trả lời, nếu không thể trả lời câu hỏi thì nên nên báo cho người đặt câu hỏi biết bạn sẽ xem xét và trả lời trong thời gian cụ thể. Đối với các câu hỏi ác ý bạn phải tập trung vào vấn đề và cố gắng kiềm chế cảm xúc của mình

Kinh nghiệm bảo vệ luân văn thạc sỹ kế toán của bản thân

Các câu hỏi về phần định lượng
Tác động:  tích cực=cùng chiều=tỷ lệ thuận, tiêu cực=ngược chiều=tỷ lệ nghịch
1) Bảng 4.7: Kết quả hồi quy cho mối quan hệ TTKT trên BCTC và TSSL và các bảng tiếp theo
=> Vì sao có L.stock_return trong bảng, vì là mô hình dlieu bảng động
 không có được ko? => có hiện tượng thiêu biến
Ý nghĩa của nó.: xem trong giấy
2) Vì sao nói check lại băng mô hình ktra chéo, mà phần lí thuyêt ko nói gì về mô hình nay? Nó có nội dung chính là gì? Vì sao biết check bằng mô hình này sẽ đúng mà ko dung mô hình khác.
3) Sao chọn mô hình của EH làm đề taì? Vì bằng chứng lí thuyết+thực nghiệm, nhiều tác gia tren the gioi da su dung và co bang chứng tai các quoc gia khac, chung to mi hinh hieu qua
Sao chọn mô hình A Bond cho GMM 1? Khắc phuc cac hien tương khiem khuey du lieu. Xem trong bai
Sao chọn mô hình double check của ông đó mà ko chọn ông khác? Xem trong luan van
Liệu chọn mô hình đó có giải quyêt đc vấn đề? Khắc phục các khiếm khuyết như gmm và thêm khac phuc tương quan chéo.
4) Tính khả thi của giải pháp.  Xét về chi phí và thời gian thi cac giai phap kha thi.
5) Chọn mẫu xác suất hay phi xác suất? Phi xác suất, vì chọn toàn bộ các cty trên sàn
Hay: chọn ngẫu nhiên, chọn tiêu biểu
Ý tưởng định lượng là:
- tăng bậc tự do (n-k) thì kqua dinh lương cang tin cậy
- mang càng nhiều thông tin của thục nghiem thì dai dien cho kqua thuc nghiem tốt hơn
6) Điều kiện áp dụng giải pháp trong luận văn thạc sĩ của anh chị là gì.
Tùy điều kien khach quan hay chủ quan:
- tùy theo điều kiện cá nhân nhà đầu tư hay cty, chất lượng sàn giao dịch. Tùy nag lực và kiến thức cá nhân, cty, ngừ thục hiện,đâu phải nhà dau nao cung có kien thuc nhu nhau. cơ sở hạ tầng cty, sàn đáp ứng nhu cầu
- Tùy đk khác quan nhu luat pháp, hệ thống quản lí nahf nước,
7) Lấy mẫu thuận tiện hay không thuận tiện? (Nên trả lời là không thuận tiện vì đã lọc đối tượng khảo sát).
8) Tính MỚI của đề tài được xác định như thế nào đối với 1 LV sử dụng số liệu thứ cấp?
=> Để xác định tính mới của LV sử dụng số liệu thứ cấp có thể dựa vào 1 số điểm cơ bản sau:
ü  Mục tiêu của LV khác với mục tiêu của đề tài gốc.
ü  Phần lớn các biến số được xây dựng lại khác với đề tài gốc.
ü  Phương pháp phân tích số liệu khác với đề tài gốc.
Xem thêm phần khe hổng nc.
9) Vì sao đề tài không sử dung R­2 để xét xem biến độc lập giải thích bao nhiêu cho biến phụ thuộc.
Vì đề tài dùng pp GMM, mà trong pp này ko có chỉ tiêu về R2, nó dùng delta sự thay đổi biến năm này so năm khác, nên ko biết sự tăng giảm của dữ liệu gốc như thế nào, nên ko có dự báo được.
Nhưng dùng pp của daniel 2007 thì có R2, có thể giải thích tạm.
10) Vì sao chọn lí thuyết về thị trường hiệu quả
Trong các mô hình định giá tài sản, nhất là trong lĩnh vực chứng khoán  và cổ  phiếu thì hầu hết các giả  định đưa ra đều có giả  định quan trọng là TTCK phải hiệu quả  chí ít là ở  mức yếu. Bởi lẽ  khi TTCK đạt hiệu quả  thì thông tin mới được phản ánh vào trong giá trên thị trường, và như vậy mới
thể  hiện đầy đủ  rủi ro và suất sinh lời của nó. Để  TTCK đạt mức hiệu quả (dù là yếu) thì thị trường phải đạt được một số yêu cầu sau đây:
● Các thông tin phải được cung cấp đầy đủ  và kịp thời đến tất cả các nhà đầu tư bao gồm các thông tin quá khứ, hiện tại, và nhận định của  giới phân tích trong tương lai. Tất cả  các nhà đầu tư đều biết được hết các thông tin, không có sự chênh lệch trong tiếp cận thông tin.
● Khả  năng thanh khoản cao của các cổ  phiếu phải được thể  hiện  thông qua khối lượng được giao dịch phải lớn và đều đặn, như vậy giá  cổ phiếu mới thể hiện chính xác quan hệ cung-cầu trên thị trường.
● Chi phí giao dịch phải thấp, ở mức hợp lý. Chi phí giao dịch bao  gồm tất cả các khoản phí-thuế mà nhà đầu tư gánh chịu. Như vậy nếu thị  trường chứng khoán  ở  nước ta chưa hiệu quả  thì  khi xét đoán các mô hình định giá sẽ  không hợp lý  đặc biệt là nếu chỉ  sử dụng mô hình đơn như mô hình CAPM. Để định giá phù hợp, trước tiên tác  giả  cho rằng có hai vấ  đề  mấu chốt cần hoàn thiện: Một là phải phát triển  TTCK về  mức hiệu quả, hai là cần xây dựng mô hình định giá đa biến  hơn là sử dụng mô hình chỉ số đơn.
Các giải pháp bao gồm:
- Cần có một trung tâm dữ liệu và một chỉ số chuẩn hóa
- Nâng cao tính minh bạch thông tin trên thị trƣờng
- Tăng quy mô và thanh khoản cho thị trƣờng
- Hoàn thiện một số thể chế cho thị trƣờng
5.2.2 Nâng cao trình độ nhận thức và phân tích cho nhà đầu tƣ
Một trong những điều kiện khắc phục tình trạng thông tin bất đối xứng là chuẩn hóa trình độ cho tất cả các nhà đầu tư.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY?
Mục tiêu của mô hình này giải thích biến phụ thuộc (y) bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập (xi).
Câu 4. Ý nghĩa của r2 hiệu chỉnh? Tại sao r2 chưa hiệu chỉnh >r2 đã hiệu chỉnh?
ð Ý nghĩa: R2 hiểu chỉnh cho biết mức độ giải thích của các biến độc lập trong mô hình với sự biến động xung quanh giá trị trung bình của Y.
ð Khi chạy hồi quy đa biến, một tham số quan trọng mà các bạn cần kiểm tra đầu tiên đó là r bình phương (hoặc r bình phương hiệu chỉnh). Nó cho biết mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu với ý nghĩa là các biến (nhân tố) độc lập giải thích được bao nhiêu phần trăm (%) biến thiên của biến (nhân tố) phụ thuộc.
Nếu R2=0 => Mô hình không phù hợp với mẫu nghiên cứu.
Nếu R2=1 => Mô hình hoàn toàn phù hợp với mẫu nghiên cứu.
1-R2 là phần biến động của Y chưa được giải thích gây ra bởi sai số và các biến chưa đưa vào mô hình.
Câu 5. Điểm khác biệt giữa giải pháp và kiến nghị?
Giải pháp: Đưa ra cách giải quyết một vấn đề khó khăn mà cty đang gặp phải. Hay cụ thể hơn trong phản biện tốt nghiệp. Dựa vào phương trình hồi quy để đưa ra giải pháp
Kiến nghị: Là những đề xuất cho công ty những thứ cần phải làm. Tuy nhiên đây chỉ là những đề xuất kiến nghị lên cty, cty có quyền xem xét hoặc không xem xét để thực hiện.
VD: kiến nghị lên cty là tăng lương lên để tăng lòng trung thành thì có thể cty sẽ không thực hiện việc này
Câu 6: ngoài yếu tố định lượng (kết quả hồi quy nghiên cứu) thì phần biện pháp đưa ra ở chương cuối còn dựa vào yếu tố nào làm nền tảng?
Dựa vào thực trạng, các yếu tố định tính và định hướng phát triển
Câu 7 . Hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan là gì? Điều kiện để xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến?
Đa cộng tuyến là gì?
—> Vấn đề đa cộng tuyến xảy ra khi các biến (nhân tố) độc lập có tương quan tuyến tính khá mạnh với nhau. Nói cách khác hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi có mối tương quan tuyến tính hiện hữu giữa các biến độc lập trong mô hình.
Khi đó sẽ dẫn đến các vấn đề sau:
– Hạn chế giá trị của R bình phương (thường sẽ làm tăng r bình phương)
– Làm sai lệch/ đổi dấu các hệ số hồi quy
Nguyên nhân:
Do thu thập số liệu ít, không toàn diện
Do bản chất của các biến độc lập là tương quan nhau.
Do một số dạng mô hình sản sinh ra đa cộng tuyến
  Hậu quả của đa cộng tuyến
Ước lượng phương sai trở nên kém chính xác. Hệ số phóng đại phương sai (VIF)
2. Giá trị tới hạn t trở nên nhỏ hơn so với thực tế trong khi R2 là khá cao. Kiểm định t và F trở nên kém hiệu quả
3. Các giá trị ước lượng biến động mạnh khi thay đổi số liệu trong mô hình. (n è N) sẽ làm giảm khả năng xảy ra đa cộng tuyến.
4. Các giá trị của các ước lượng có khả năng biến động mạnh khi thay đổi (rút ra hoặc thêm vào) các biến có tham gia vào hiện tượng đa cộng tuyến.
III.  Cách phát hiện đa cộng tuyến
Mô hình có các giá trị R2 cao trong khi các giá trị thống kê t rất thấp.
2. Dùng ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập. Hệ số tương quan từ 0.8 trở lên là cao, từ 0.9 trở lên là rất cao.
3. Dùng mô hình hồi quy phụ, nếu R2 của mô hình hồi quy phụ cao hơn mô hình hồi quy chính thì mô hình hồi quy chính có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
4. Dùng chỉ sổ phóng đại phương sai, nếu VIF >=10, mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến rất cao. Từ 5 trở lên là có hiện tượng ĐCT cao.
 Cách khắc phục đa cộng tuyến
Dựa vào các thông tin tiên nghiệm, các đề tài nghiên cứu trước về vấn đề tương tự về vấn đề nghiên cứu. các mô hình KTL trong trong các nghiên cứu này có tính khả thi và có thể khắc phụ được thì tiến hành.
2. Thu thập thêm số liệu (nè N) có thể khắc phụ được hiện tượng đa cộng tuyến
3. Loại bỏ biến gây ra hiện tượng đa cộng tuyến. Chọn biến ít có ý nghĩa thống kê hơn loại ra trước. (điều này chỉ mang tính tương đối).
4. Kết hợp giữa số liệu chuổi thời gian và số liệu chéo có thể khắc phục được hiện tượng đa cộng tuyến.
5. Dùng mô hình sai phân
B1: xây dựng mô hình hồi quy gốc ban đầu
B2: xây dựng mô hình hồi quy thứ hai, trong đó, loại bỏ một quan sát đầu tiên. (do mô hình hồi quy đúng với t quan sát thì cũng đúng với t-1 quan sát).
B3: Dùng mô hình ở B1 – B2 ta có mô hình sai phân bậc 1.
Đặc điểm: Mô hình sai phân B3 có thể giảm hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập.
Tự tương quan có thể hiểu là sự tương quan giữa các thành phần của chuỗi các quan sát được sắp xếp theo thứ tự thời gian (trong các số liệu chuỗi thời gian) hoặc không gian (trong số liệu chéo)
CÂU 8 . Dựa vào đâu để đưa ra mô hình nghiên cứu?
Các bạn có thể tham khảo cách trả lời dưới đây:
Từ mô hình của các nhà nghiên cứu trước hết hợp với lý thuyết và những vấn đề hiện tại của cty. Em kết hợp và đề xuất mô hình với sự thống nhất của GVHD.
CÂU 9: Sự Khác Nhau Giữa Hồi Quy Và Tương Quan
Hồi quy và tương quan khác nhau về mục đích và kỹ thuật. Phân tích tương quan trước hết là đo mức độ kết hợp tuyến tính giữa các biến. Ví dụ: mức độ quan hệ giữa nghiện thuốc là và ung thư phổi, giữa kết quả thi môn Lý và môn Toán… Nhưng phân tích hồi quy lại ước lượng hoặc dự báo một biến (biến phụ thuộc) trên cơ sở giá trị đã cho của các biến khác (biến độc lập). Về kỹ thuật, trong phân tích hồi quy các biến không có tính chất đối xứng. Biến phụ thuộc là đại lượng ngẫu nhiên. Các biến giải thích giá trị của chúng (biến độc lập) đã được xác định. Trong phân tích tương quan không có sự phân biệt giữa các biến, chúng có tính chất đối xứng.
Tóm lại, hồi quy thì tương quan (hay nói cách khác đk để hồi quy thì trước hết phải tương quan), còn tương quan thì chưa chắc đã hồi quy.
CÂU 13: Cơ Sở Nào Em Lấy Mẫu Đó?
—> Dựa trên tiêu chuẩn 5:1 của Bollen (1998) và Hair & ctg (1998). Để thỏa mãn yêu cầu về dữ liệu của phân tích định lượng, một biến cần có 5 quan sát tương ứng với 5 đáp viên. Bảng câu hỏi đưa ra có 30 biến, nên mẫu tối thiểu là 150 người.
=> Nói chung là dựa vào số biến của mô hình rồi nhân cho 5 ( Số biến của mô hình x 5)
CÂU 14: Phương Pháp Chọn Mẫu Của Em Là Gì?
—> Có 2 phương pháp chọn mẫu: xác suất và phi xác suất ( cần hiểu cả 2 nếu bị hỏi lý thuyết)
Hầu như chúng ta làm tiểu luận báo cáo là chọn PHƯƠNG PHÁP PHI XÁC SUẤT THUẬN TIỆN hết.
* Chọn mẫu phi xác suất là chọn mẫu theo ý định chủ quan của người nghiên cứu.
* Chọn mẫu phi xác suất kiểu thuận tiện: Các đơn vị mẫu được chọn ở tại một địa điểm và vào một thời gian nhất định.
Ví dụ: Chọn mẫu những nhân viên làm việc tại công ty. Khi chúng ta gặp ai thì chúng ta nhờ họ đánh vào bảng khảo sát. Vậy là chúng ta khảo sát dựa trên tính “dễ tiếp xúc” và “cơ hội thuận tiện” để chọn mẫu. 2 thuộc tính “dễ tiếp xúc” + “cơ hội thuận tiện” là biểu hiện của chọn mẫu phi xác suất thuận tiện.
Nếu chọn mẫu xác suất thì chúng ta PHẢI CÓ LIST NHÂN VIÊN cty và chọn trong đó ra theo 1 số kiểu.
Ưu điểm phi xác suất thuận tiện: dễ dàng tập hợp các đơn vị mẫu
Nhược điểm: không đạt được độ xác thực cao
CÂU 15: Sự Khác Nhau Giữa “n” Và “N” Là Gì?
Kích thước mẫu, kích cỡ mẫu: kí hiệu là n. Có thể hiểu đó là số lượng người cần phỏng vấn, điều tra, hay nói cách khác đó là số bảng khảo sát sẽ phát ra.
N (hay còn gọi là valid N) đó là số mẫu hợp lệ, hay là số mẫu thỏa hết điều kiện để đưa vào nghiên cứu chính thức. Hiểu đơn giản là mấy cái mẫu thu về được, số liệu các mẫu đó đã qua phần lọc dữ liệu. (Lọc dữ liệu là gì? Đó là mấy cái thủ thuật nhằm loại bỏ những mẫu đánh bậy bạ, thường là đặt mấy câu hỏi logic với nhau gài trong bảng khảo sát. Dùng hàm If để lọc ra. Cái lọc dữ liệu này ko cần hiểu đâu)
Lưu ý: n>= N
CÂU 16: Sự khác nhau giữa rsquare (r bình) và r square adjusted (r bình hiệu chỉnh) là gì? Vậy r square và square adjusted có nhất thiết lúc nào cũng phải lớn hơn 50% hay không?
Điểm giống: Rsquare và Rsquare adjusted đều cho biết mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu với ý nghĩa là các biến độc lập giải thích được bao nhiêu phần trăm (%) biến thiên của biến phụ thuộc.
Điểm khác: Rsquare adjusted phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình vì nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của Rsquare.(độ lệch này phụ thuộc vào kích thước mẫu, thị trường khảo sát… Ko nên nói câu trong ngoặc này quá sâu vì dễ bị bắt bẽ, chừng nào hội đồng hỏi hãy nói…)
Các đề tài liên quan đến vấn đề nhận dạng… or giải thích…, (vd: các yếu ảnh hưởng đến mức độ hài lòng…), thì r bình phương phải từ 0.5 (50%) trở lên. Các đề tài liên quan đến mối quan hệ…, (vd: ảnh hưởng của tâm lý hay đến lòng trung thành, hay giữa các nhân tố với nhau..), thì không cần quan tâm nhiều đến r bình phương mà khi đó hệ số hồi quy (beta).
CÂU 17: Sự Khác Nhau Giữa Beta Và Beta Chuẩn Hóa Là Gì?

Hệ số B chưa chuẩn hóa phản ánh lượng biến thiên của Y khi một đơn vị X thay đổi. Trong khi đó Hệ số Beta đã chuẩn hóa phản ánh lượng biến thiên của độ lệch chuẩn (standard deviation) của Y khi một đơn vị độ lệch chuẩn của X thay đổi. Cụ thể hơn, hệ số Beta đã chuẩn hóa là kết quả của việc giải phương trình hồi quy mà các biến độc lập, biến phụ thuộc đã được chuẩn hóa ( phương sai =1). Còn hệ số B chưa chuẩn hóa là kết quả của việc giải phương trình hồi quy mà các biến được giữ nguyên giá trị thô. Việc chuẩn hóa hệ số beta thường dùng để trả lời câu hỏi: biến độc lập nào có tác động mạnh hơn vào biến phụ thuộc khi phân tích hồi quy đa biến, khi mà các biến đo lường độc lập có đơn vị đo lường khác nhau (ví dụ thu nhập được tính bằng dollars và kích cỡ gia đình được tính bằng số người).