Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Tạo mục lục hình và bảng trong Word

Tạo mục lục hình và bảng trong Word


Giả sử bạn đang có văn bản thô sau đây, tất cả đều đang là Style Normal:


Bạn chọn dòng Chương 1 (sẽ có Style là Heading 1), nhấn vào Style Heading 1 có sẵn trên Ribbon:

Chọn tiếp dòng Tiêu đề của 1.1, nhấn vào Style Heading 2 trên Ribbon.

Rồi làm tương tự như vậy cho Tiêu đề của 1.2 (Heading 2), Chương 2 (Heading 1), Tiêu đề của 2.1 (Heading 2), v.v...
 

Ví dụ, sau khi đã định dạng Style cho Chương và những cái 1.1, 2.1... văn bản của bạn sẽ có dạng như sau:


Bạn chọn lại dòng Chương 1, rồi nhấn vào cái nút
 Multilevel List trên Ribbon:


Một cái bảng sẽ xổ ra, bạn chọn cái nằm ở hàng thứ 2, bên phải, trong nhóm List Library, như hình sau:

Sau khi nhấn chọn, văn bản của bạn sẽ được định dạng lại như sau:


Lúc này, mấy cái chương 1 của bạn chưa có chữ "Chương", bạn nhấn chọn lại dòng Tiêu đề của chương 1, rồi nhấn vào nút khi nãy, chọn lệnh Define New Multilevel List...:



Bạn sẽ thấy một hộp thoại mở ra, trong khung Number Format đang có số 1. Bạn nháy con chuột vào trước số 1, gõ vào đó chữ Chương, rồi thêm cái dấu chấm sau số 1 cho đẹp:



Có nhiều dạng mục lục hình bạn có thể tạo trong Word, sau đây tôi xin hướng dẫn các bạn tạo mục lục hình có dạng như sau:
Hình 1.1 -Tiêu đề của hình 1
Hình 1.2 -Tiêu đề của hình 1.2
Hình 2.1 -Tiêu đề của hình 2.1
Hình 2.2 -Tiêu đề của hình 2.2
Trong ví dụ trên tôi có 2 chương, trong chương 1 có các hình 1.1, 1.2 và trong trong chương 2 có hình 2.1 và hình 2.2.
Cách tạo:
Để có thể tạo mục lục hình theo chương bạn phải quy định Heading cho tiêu đề của chương, chẳng hạn tôi qui định ở đây là Heading 3.
Bạn phải tạo tiêu đề cho từng hình, tiêu đề này cũng được hiển thị trong mục lục, bằng cách right click lên trên hình và chọn Caption.
Nếu chưa có label Hình thì bạn click New Label rồi nhập vào Hình, cái này là tiền tố dùng chung cho tất cả các hình, tạo một lần sau này bạn không cần tạo lại nữa. click Ok.
Tiếp theo bạn click Numbering, chọn như sau, chapter start with style heading 3 (vì tôi đã quy định trước đó). Bạn có thể chọn format dạng khác hoặc separator khác (ở đây tôi chọn dấu chấm.).
Bỏ chọn ở Exclude label from caption rồi nhập tiêu đề của hình vàoCaption. Ok -> bạn sẽ thấy tiêu đề hiện ra ngay bên dưới hình.
Bạn tiếp tục thêm caption cho các hình khác, lúc này chỉ cần right click lên hình rồi nhập tiêu đề của mỗi hình vô caption là xong.Bây giờ để tạo mục lục bạn vào menu Insert -> Preference -> Index and Table. Vào tab Table of Figure, ở Caption Label bạn chọn là Hình.
Ok là xong, đây là một ví dụ:
Ghi chú:
·         Trên đây là một trong những cách tạo mục lục hình, bạn có thể tạo bằng các cách khác.
·         Áp dụng cách trên bạn có thể tạo mục lục bảng (table), chỉ khác là thay vì bạn tạo label Hình thì bạn tạo label là Bảng, khi insert mục lục bạn chọn Caption label là Bảng.
·         Bài trên tôi thực hiện ở Office 2003, ở Office 2007 thì hoàn toàn tượng tự khi thêm caption cho mỗi hình. Chỉ khác là bạn phải vào menu sau đểinsert mục lục:


Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

KINH NGHIỆM BẢO VỆ LUẬN VĂN CAO HỌC UEH



Bạn Trường An-QTKD K23

- Thứ nhất : Nên xem kinh nghiệm bảo vệ của bạn Thủy lớp ngày 2 + của anh Kevin => giá trị tham khảo rất cao

https://l.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Fvneconomics.com%2Fdien-bien-mot-buoi-bao-ve-luan-van-cao-hoc-quan-tri-kinh-doanh-tai-ueh-va-15-loi-khuyen-khi-lam-luan-van%2F...%C4%91%C3%A2y&h=SAQHzq8fz

- Thứ hai: kinh nghiệm của mình

+ Khâu chuẩn bị: Phải có bản tóm tắt tất cả nội dung bài + phụ lục bài của mình => Việc này sẽ giúp mình nhớ lại những gì mình đã làm, phát hiện các lỗi sai chính tả hay nội dung (cái này cũng có thể chuẩn bị trước các câu hỏi vì sai sẽ dễ bị hỏi), hơn nữa đọc bản tóm tắt sẽ dễ thở hơn bài mấy trăm trang kia...~~"

+ Khâu làm ppt: Như các bạn trước có nói, làm ngắn thôi, nên từ 15-20 slide, cơ mà làm dài thì dễ chứ ngắn thì khó quá, nên mình nghĩ cứ làm ngắn nhất có thể (trình bày dưới 15 phút là ok) nếu lên thuyết trình thầy cô thấy dài sẽ cho qua mấy phần, thế lại thành ngắn...=))

+ Khâu chuẩn bị máy móc: cái này ko biết, chỉ biết lên sớm, ko biết chỉnh máy thì có thể nhờ cô hoặc nam thần nào đấy, ko biết sớ rớ vào hỏng hóc đền bỏ mịa...@@

+ Khâu trả lời câu hỏi: Theo mình thấy có hai dạng câu hỏi: 1. Là những câu hỏi có thể trả lời được nếu tự tin, nắm bài, nhanh nhạy, còn nếu các bạn thiếu các chỉ tiêu trên (như mình) thì cứ trả lời được đến đâu thì đến, chứ im lặng thì gay lắm, trả lời ít nhiều gì để thầy cô thương tình và chấm điểm cho. 

2. Còn loại câu hỏi thứ hai là loại nghe xong không biết nó là cái gì, chắc chắn cái câu hỏi này sẽ đánh vào cái phần bạn làm sai hoặc không làm, mà đã không làm thì biết gì mà trả lời, nên tốt nhất là đưa khuôn mặt đáng thương ra (nhưng có lẽ lên đấy đứa nào cũng cùng khuôn mặt này...^^...) trả lời là vấn đề này do thiếu sót của em chưa nghiên cứu, em xin phép được nghiên cứu sau (nói hoành tráng vậy chứ lúc mị lên thì im như hến, chắc thầy hô to phát ngất luôn...=]])

+ Khi xong buổi bảo vệ biết điểm nên mạnh dạn nói to một tí, cảm ơn quý thầy cô, chứ run run nói nhỏ thầy cô không nghe thấy thì về lại cảm thấy áy náy vì thất lễ...^^

- Khuyến cáo sau cùng là khi đi NÊN vác theo vài đứa bạn hoặc người thân, hồi trước mị cứ nghĩ đi 1 mình để có bị tơi tả cũng không xấu hổ, nhưng hôm qua mị mới thấy khi rối trí hay gặp câu hỏi khó nhìn xuống chúng bạn thấy sức mạnh an ủi lạ kỳ, như kiểu "không sao đâu mày ơi, tao cũng đế biết nó là cái gì" hay "không sao đâu, trả lời lụi mịa nó đi"...=)))...tóm lại là có sự động viên tinh thần. Còn không có ai quen chắc nhìn xuống chỉ toàn những khuôn mặt lạnh như tiền :"không liên quan, kệ mịa mày"...TT^TT. Đấy, có bạn thì vui cùng hú hét với nhau, rớt có đứa vác xác về cho chứ đau lòng đi đường lại nguy hiểm...^^

CUỐI CÙNG CHÚC CÁC BẠN CŨNG MAY MẮN NHƯ MÌNH NHÉ!!!

--------------------------------------------------------------------------------------------
Xin chào mọi người!
Hôm nay S mới bảo vệ luận văn xong. Hôm rồi thấy anh Hùng có hỏi về một số kinh nghiệm làm luận văn, S chưa dám trả lời vì muốn chờ xem ý kiến của các thầy cô như thế nào rồi mới phát biểu chính thức. Như vậy thì nó mới “chính quy” hơn đúng không ạ? Thực ra nói là kinh nghiệm nghe cho to tát chứ chỉ là một vài lưu ý nhỏ như sau:

1. Quyết tâm: mình cho rằng đây là nhân tố quan trọng cực kỳ. Nếu trước đây các bạn đã thu xếp được thời gian lên lớp thì xin đừng viện bất kỳ lý do nào để khi làm luận văn lại phát biểu là bận này, bận kia. Đương nhiên, mỗi người một hoàn cảnh, một đề tài, một người hướng dẫn khác nhau nên ai cũng có khó khăn riêng, nhưng nếu có quyết tâm ra trường bạn sẽ có cách khắc phục được (trừ khi bạn nói tui học chỉ cần kiến thức chứ bằng cấp có hay không chẳng quan trọng gì).

2. Liên hệ người hướng dẫn: xin đừng “bỏ rơi” người hướng dẫn quá lâu đến mức họ không nhớ bạn thì quả là nguy hiểm. Làm được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu, định kỳ ít nhất 2 tuần 1 lần bạn phải liên hệ lại với giảng viên. Sự tích cực của bạn chắc chắn khiến các thầy cô không những nhớ bạn mà còn thích bạn, chỉ thêm nhiều cho bạn (thậm chí làm giùm bạn).

3. Viết luận văn: bạn phải chắc mình đã có data phù hợp, mô hình chuẩn mực, chạy mô hình ra kết quả tốt sau đó mới đi làm mấy cái khác như cơ sở lý thuyết, thống kê mô tả, kết luận chính sách … Nghe có vẻ ngược ngược nhưng thực chất đó là con đường an toàn nhất.
Viết luận văn phải đảm bảo ít nhất 3 chương theo tuần tự: cơ sở lý thuyết, đánh giá thực trạng, phân tích mô hình và kết luận. Chương cơ sở lý thuyết là cực kỳ quan trọng, phải có được mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đặc biệt là khung phân tích – trái tim của cả luận văn, giả thiết nghiên cứu nhất định phải dựa theo kết quả nghiên cứu, bài báo nào đó chứ đừng có tự đặt ra; cũng đừng quên giới thiệu về dữ liệu nghiên cứu của bạn. Chương cơ sở lý thuyết không thể dưới 30 trang nhưng đừng vì độ dài của nó mà đưa các lý thuyết chẳng liên quan gì vào cũng bị trừ điểm. Chương thống kê mô tả - đánh giá thực trạng không quá khó nhưng nên có những nhận định so sánh sẽ làm nổi bật được nội dung. Chương chạy mô hình kinh tế lượng (nếu có làm theo mô hình) thì nhớ thực hiện đầy đủ các kiểm định, giải thích kết quả nghiên cứu rõ ràng. Phần gợi ý chính sách thì bạn phải trung thành tuyệt đối với kết quả nghiên cứu, giả sử mô hình của bạn còn 3 nhân tố có ý nghĩa thì kết luận và khuyến nghị chính sách cũng chỉ được đi theo 3 nhân tố đó mà thôi. Nhiều bạn có tâm lý muốn cho phần “chính sách” của mình đừng quá ngắn nên viết dài hoành tráng. Thực ra phần này viết dài rõ ràng là tốt nhưng đưa ra giải pháp không xuất hiện trong mô hình kết quả là bạn bị thổi “phạt đền” ngay.
Bố cục từng chương như thế nào thì hôm bữa bạn Thuyết đã có gợi ý, mình xin không nhắc lại. Ngoài ra, bạn phải xem kỹ cách trích dẫn tài liệu, cách căn lề, cách ghi chú (cái này trường đã có hướng dẫn). Hình thức tốt sẽ phát huy tác dụng không nhỏ khi ra bảo vệ. Nói chung độ dài cả luận văn chỉ nên từ 60 đến 80 trang (chỉ tính phần nội dung, bắt đầu đánh số trang từ Chương 1 và kết thúc ở trang cuối của chương cuối). Nếu nội dung luận văn ngắn quá, hãy thủ thuật chèn bảng, đồ thị vào. Ngược lại, hãy đưa chúng ra phụ lục. Dài hơn 80 trang nội dung? Bạn sẽ bị phê bình trước hội đồng.

4. Bảo vệ luận văn: trước khi nộp luận văn lên trường, hãy làm file powerpoint trình chiếu nhé, nó giúp bạn kiểm tra lại nội dung luận văn lần nữa, sửa chữa các lỗi chính tả. Bạn phải có giấy chấp thuận của giảng viên hướng dẫn trước khi ra hội đồng. Sau khi có giấy chấp thuận, làm tuần tự theo các bước:

- In ra 6 cuốn, bìa xanh, in 2 mặt, đóng bìa lò xo.
- Đóng tiền bảo vệ luận văn tại ngân hàng Phương Đông (hình như khoảng ba triệu mấy), trước đó hãy vào trang web của phòng tài chính – kế toán, nhập mã học viên coi mình có “quên” đóng kỳ nào không. Sau đó hãy photo toàn bộ các biên lai học phí, tiền bảo vệ luận văn bạn có.
- Chuẩn bị lý lịch khoa học rõ ràng; 2 tấm hình có ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh phía sau rồi bỏ vào bì thư riêng; 01bì thư dán tem sẵn và ghi địa chỉ người nhận là bạn.
- ĐếnViện sau đại học, liên hệ anh Quang (phụ trách K19), anh Khang (nếu bạn thuộc K20), xuất trình các hồ sơ liên quan ở trên, người ta sẽ làm các thủ tục kiểm tra, trong đó có điểm số của bạn. Nếu OK thì sẽ nhận hồ sơ cùng với 5 cuốn luận văn đồng thời giao lại cho bạn 1 phiếu đề nghị khoa tiến cử hội đồng. Bạn kẹp phiếu này vào cuốn luận văn thứ 6 kia mang ngay về khoa, gặp thư ký khoa gởi lại tờ phiếu đề xuất đồng thời xin biên nhận đã nhận cuốn luận văn kia. Sau khi có được chữ ký biên nhận, bạn mang nó về gởi lại cho anh Quang. Sau đó chỉ là chờ cho đến ngày được gọi điện thoại báo lịch bảo vệ. Trong thời gian chờ nên tranh thủ đi xem người ta bảo vệ để học hỏi kinh nghiệm và làm quen không khí. Nếu xem được các bạn cùng khoa bảo vệ thì tốt, không thì xem khoa khác cũng được, chủ yếu xem quy trình thực tế. Hãy thường xuyên vào trang http://sdh.ueh.edu.vn để xem lịch bảo vệ luận văn nhé.
Từ lúc nộp LV lên viện sau đại học đến khi có lịch khoảng hơn 2 tháng. Tùy trường hợp có thể sớm hơn tùy vào nhiều yếu tố khác nhau (…).
Ngày bảo vệ luận văn, hãy đến sớm hơn ít nhất 1h, chuẩn  bị máy móc, chạy thử cho thật ổn. Cửa chưa mở? đừng ngần ngại chạy kiếm cô Kim Anh giữ chìa khóa phòng A009 nhé. Bạn hãy in sẵn các slide ra để sẵn ở các bảng tên của thành viên hội đồng trước khi họ vào. Đừng làm quá 35 slide vì bạn chỉ có tối đa 20 phút cho phần trình bày. Nhớ tập trước ở nhà nhiều lần, canh chỉnh đồng hồ, thậm chí thu âm chính mình nghe lại để mà rút kinh nghiệm. Đừng cho rằng nó thừa thãi vì sự thể hiện của bạn lúc này cực kỳ quan trọng, thậm chí có thể cứu vớt được nội dung luận văn của bạn đấy.
Về ăn mặc phải hết sức nghiêm túc, chỉnh tề, nam thì nên veston (vừa đẹp, vừa chống lạnh vì phòng A009 cực lạnh), nữ thì …chịu nhưng cũng nên “ấm áp” kẻo lạnh run không nói được gì. Trước khi trình bày đừng quên chào các thầy cô, sau khi nhận ý kiến phản biện đừng quên cảm ơn người ta và hứa ghi nhận, bổ sung. Các ý kiến phản biện bạn nên ghi chú cẩn thận, khi các thầy cô phát biểu, bạn nên ngồi mà ghi cho kỹ (trước đó hãy kéo 1cái ghế để gần vị trí đứng của bạn). Cố gắng trả lời hết câu hỏi của các thầy cô, bỏ qua ư? Trừ  điểm chứ sao.

5. Gia hạn luận văn: thực ra mình không muốn nói đến nội dung này nhưng sẵn thì cung cấp cho các bạn luôn. Bạn không muốn gia hạn luận văn? Vậy thì phải chắc bạn được chấp thuận và NỘP luận văn lên viện sau đại học trước 30/11/2012. Nếu không thì bạn phải làm đơn xin gia hạn, có xác nhận của người hướng dẫn và đóng phí gia hạn là….9.200.000 đồng, đương nhiên là nộp tiền và nộp đơn cũng phải trước 30/11/2012. Một số tiền không nhỏ chút nào nhưng nếu  hoàn cảnh không cho phép bạn  kịp hoàn thành luận văn kịp tiến độ thì đành là phải như thế thôi.
Đó là tất cả những trải nghiệm của mình, hy vọng các bạn k mỏi mắt vì đọc và mình mong tất cả các bạn đều hoàn thành tốt luận văn của mình. Nhân đây, một lần nữa cảm ơn bạn Thuyết đã hỗ trợ cho mình rất nhiều trong việc xử lý data.

Mục lục ngân sách nhà nước phổ biến

Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước đã được quy định cụ thể tại Thông tư số 110/2012/TT-BTC ngày 3/7/2012 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC  ngày 02/06/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước; Thông báo số 167/TB-CT-KK&KTT ngày 09/01/2013 được ban hành theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/06/2008, Quyết định số 1027/QĐ-BTC ban hành kèm theo quy trình quản lý thu NSNN theo Dự án hiện đại hoá thu, nộp NSNN và các văn khác của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung mục lục NSNN.

      Trong đó:
- Phụ lục số 01: Danh mục mã số Chương;
- Phụ lục số 02: Danh mục mã số ngành kinh tế;
- Phụ lục số 03: Danh mục mã số nội dung kinh tế;

* Một số chú ý về Mã nội dung kinh tế khi nộp thuế, lệ phí:

Thuế NK thuộc mục 1900, tiểu mục:
+ 1901: Thuế NK (trừ thuế NK qua biên giới đất liền)
+ 1902: Thuế NK qua biên giới đất liền.

 - Thuế xuất khẩu thuộc mục 1850, tiểu mục:
+ 1851: Thuế XK (trừ thuế XK qua biên giới đất liền)
+ 1852: Thuế XK qua biên giới đất liền.
- Thuế GTGT thuộc mục 1700, tiểu mục:
+ 1701: Thuế GTGT (trừ thuế NK qua biên giới đất liền).
+ 1702: Thuế GTGT qua biên giới đất liền.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc mục 1750, tiểu mục:
+ 1751: Hàng nhập khẩu (trừ thuế nhập khẩu hàng qua biên giới đất liền);
+ 1752: Hàng nhập khẩu qua biên giới đất liền.

- Thu tiền phạt thuộc mục 4250, tiểu mục:
     +  4253: Phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do ngành Hải quan thực hiện
      + 4265: Phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế do ngành Hải quan thực hiện
(bao gồm cả phạt chậm nộp thuế, VPHC ngoài lĩnh vực thuế); 

- Phí thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hải quan thuộc mục 2650, tiểu mục:
  + 2663: Phí niêm phong, kẹp chì, lưu kho Hải quan.

- Lệ phí quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác thuộc mục 3050, tiểu mục:
+ 3052: Lệ phí làm thủ tục Hải quan
+ 3053: Lệ phí áp tải Hải quan.
- Tiểu mục 2261: Phí giám định hàng hóa xuất nhập khẩu,…

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn GTGT

Cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn GTGT


CÁCH XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP VIẾT SAI HÓA ĐƠN GTGT
Phần mềm kế toán 3TSoft xin hướng dẫn cách xử lý các trường hợp sai hóa đơn GTGT (Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC).
1. VIẾT SAI HÓA ĐƠN NHƯNG CHƯA XÉ RA KHỎI CUỐNG
Ø Cách xử lý:
  + Kế toán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn đã viết sai này tại cuống của quyển  hóa đơn.
  + Xuất hóa đơn lập mới, chính xác giao cho khách hàng.
Ø Kết luận: Kiểm tra, đối chiếu các thông  tin trên hợp đồng hay đơn đặt hàng (nếu có)...để viết hóa đơn.
2. VIẾT SAI HÓA ĐƠN VÀ ĐÃ XÉ RA KHỎI CUỐNG
2.1 HÓA ĐƠN VIẾT SAI ĐÃ XÉ KHỎI CUỐNG NHƯNG CHƯA GIAO CHO KHÁCH HÀNG
-  Bước 1: Gạch chéo các liên hóa đơn viết sai.
-  Bước 2: Xuất hóa đơn mới, chính xác giao cho khách hàng.
-  Bước 3: Lưu giữ hóa đơn viết sai - kẹp tại cuống của quyển hóa đơn
Chú ý: Vì chưa giao cho khách hàng nên các bạn không phải làm biên bản thu hồi hóa đơn.
2.2 HÓA ĐƠN VIẾT SAI ĐÃ GIAO CHO KHÁCH HÀNG
a)  Hóa đơn viết sai đã giao cho khách hàng nhưng chưa kê khai thuế
Ø Cách xử lý: Nếu kế toán đã viết sai thông tin trên hóa đơn đã lập, đã xé khỏi cuống và đã giao hóa đơn cho bên mua nhưng hai bên chưa tiến hành kê khai thuế thì:
-  Bước 1: Lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập.
    Sau khi đã thu hồi được hóa đơn viết sai, kế toán gạch chéo các liên, và lưu giữ số hóa đơn đã lập để giải trình với Thuế khi có yêu cầu.
-  Bước 2: Xuất hóa đơn lập mới, chính xác giao cho khách hàng..
Ngày ghi trên hóa đơn xuất lại là ngày phát hiện ra sai sót (ngày làm biên bản thu hồi)
Ø Kê khai thuế: Dùng hóa đơn mới viết đúng để kê khai thuế. Như vậy hóa đơn đã bị thu hồi không kê khai - hạch toán.
Ø Kết luận: Trước khi xé hóa đơn ra khỏi cuống kế toán cần kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin trên hóa đơn và yêu cầu người mua kiểm tra lại, sau đó mới ký, đóng dấu và xé ra khỏi cuống.
b)  Hóa đơn viết sai đã kê khai thuế
v Hóa đơn viết sai đơn giá, số lượng, tổng thanh toán và số tiền bằng chữ,…
Hóa đơn viết sai là hóa đơn không hợp lệ, không có giá trị để khấu trừ thuế hay lấy làm chi phí đối với người mua, còn với người bán thì vẫn phải kê khai nộp thuế như bình thường. 
Ø Cách xử lý: Trong quá trình làm kế toán nếu các bạn phát hiện ra hóa đơn có sai sót và hai bên đã thực hiện kê khai thuế GTGT thì thực hiện xử lý như sau: 
-  Bước 1: Lập biên bản xác nhận sai sót: Khi phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.
-  Bước 2: Bên bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót: Hoá đơn điều chỉnh phải ghi rõ: điều chỉnh Tăng/Giảm số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán đã ghi trên hóa đơn số…, ký hiệu…ngày…tháng…năm…
Chú ýHoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).   
Ø  Kê khai thuế: Người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. 
     + Bên bánLập hóa đơn điều chỉnh nên kê ở bảng kê hàng hóa - dịch vụ bán ra.
     + Bên muaNhận hóa đơn điều chỉnh kê ở bảng kê mua vào.
Lưu ý:
-  Với hóa đơn điều chỉnh giảm không được viết số âm trên hóa đơn. Nhưng khi kê khai thuế thì phải kê khai âm bằng cách đặt dấu trừ (-) đằng trước giá trị.
-  Nếu là hoá đơn điều chỉnh tăng thì các bạn kê khai như hoá đơn bình thường vào bảng kê PL01-1/GTGT hoặc PL01-2/GTGT của tờ khai của kỳ hiện tại.

Hướng dẫn cách xử lý viết sai hóa đơn trong 1 vài trường hợp đặc biệt mà 2 bên đã kê khai thuế:
Ví dụ: Ngày 10/08/2015 phát hiện sai hoá đơn số 0000111, ký hiệu ES/15P, ngày 10/06/2015. Hoá đơn đó đã kê khai vào tờ khai thuế GTGT tháng 06/2015. Hoá đơn này sai số tiền:
- Số tiền đúng là: 11.000.000, thuế 10% là: 1.100.000. Tổng cộng là: 12.100.000
- Nhưng viết sai là 10.000.000, thuế 10%: 1.000.000. Tổng cộng là:  11.000.000
(Như vậy là thiếu 1.000.000, thuế 10%: 100.000. Tổng cộng là: 1.100.000). Ta phải lập hoá đơn điều chỉnh tăng lên cho đủ số tiền thiếu.
 Cách xử lý:
Lập biên bản điều chỉnh và lập hoá đơn điều chỉnh
- Hoá đơn điều chỉnh viết ngày hiện tại là: 10/08/2015, đây là hoá đơn điều chỉnh tăng, cụ thể: Cộng tiền hàng: 1.000.000thuế 10%: 100.000. Tổng cộng là: 1.100.000.
Bên bán
Kê khai vào bảng kê bán ra PL 01-1/GTGT.
Bên mua
Kê khai vào bảng kê mua vào PL 01-2/GTGT.
è Dựa vào hoá đơn điều chỉnh trên (Ngày 10/08/2015) Các bạn kê khai vào tờ khai thuế GTGT của tháng 8/2015.

Ví dụ: Cùng với ví dụ trên nhưng ngược lại như sau:
- Số tiền đúng là: 11.000.000, thuế 10%: 1.100.000. Tổng cộng là:  12.100.000
- Nhưng viết sai là :12.100.000, thuế 10% là: 1.210.000. Tổng cộng là: 13.310.000
(Như vậy là thừa 1.100.000, thuế 10%: 110.000. Tổng cộng là: 1.210.000). Ta phải viết hoá đơn điều chỉnh giảm xuống cho đủ số tiền ta thu được.
è Dựa vào hoá đơn điều chỉnh giảm (Ngày 10/08/2015) Các bạn kê khai vào tờ khai thuế GTGT của tháng 08/2015.
Cách xử lý:
Lập biên bản điều chỉnh và lập hoá đơn điều chỉnh.
- Hoá đơn điều chỉnh viết ngày hiện tại là: 10/08/2015, đây là hoá đơn điều chỉnhgiảm, cụ thể: Cộng tiền hàng: 1.100.000;thuế 10%: 110.000. Tổng cộng là: 1.210.000.
Bên bán
Kê khai âm vào bảng kê bán ra PL 01-1/GTGT.
- Chi tiết: Kê vào âm vào chỉ tiêu [6]-110.000
Bênmua
- Kế khai âm vào bảng kê mua vàoPL 01 -2/GTGT.
- Chi tiết: Ghi âm (-) vào Chỉ tiêu 6, 7
Ghi chú: Khi kê khai âm vào PL 01-2/GTGT phần mềm sẽ báo lỗi đỏ, nhưng không sao các bạnnhấn GHI và kết xuất bình thường.

Lưu ý: 
-  Chỉ được lập biên bản thu hồi hóa đơn viết sai và xuất lại hóa đơn mới trong trườnghợp chưa kê khai thuế.
-  Nếu đã kê khai thuế thì không được hủy hóa đơn mà chỉ được phép viết hóa đơn điều chỉnh.
v Hóa đơn viết sai tên công ty, địa chỉ
-  Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì hai bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.
-  Đây là hướng dẫn mới đáng chú ý tại Khoản 7 Điều 3 của Thông Tư 26/2015/TT-BTC ban hành ngày 27/2/2015 nhưng có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, hướng dẫn Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC. Còn trước đây hầu hết các công văn đều hướng dẫn TH này là phải lập cả hóa đơn điều chỉnh.
Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.”
v Hóa đơn viết sai MST
-  Tại điểm b, khoản 7, điều 3 của TT 26/2015/TT-BTC nhấn mạnh "Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán"  - Đây là tiêu thức bắt buộc phải chính xác. Do đó khi các bạn viết hóa đơn mà ghi sai  Mã Số Thuế của người mua thì ngoài việc các bạn lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, các bạn còn phải lập hóa đơn điều chỉnh giao cho người mua. 
-  Cụ thể khi lập hóa đơn điều chỉnh MST của người mua các bạn cần chú ý như sau: 
    + Ngày lập hóa đơn: Là ngày lập biên điều chỉnh hóa đơn.
    + Viết đúng và đầy đủ tên công ty, địa chỉ, MST của người.
    + Tại tiêu thức: "Tên hàng hóa, dịch vụ" các bạn ghi: Điều chỉnh mã số thuế đã ghi tại hóa đơn số .... ký hiệu... ngày... tháng .... năm…
    + Các tiêu thức còn lại: các bạn gạch chéo.

http://ezsoft.vn/tai-nguyen/cach-xu-ly-cac-truong-hop-viet-sai-hoa-don-gtgt-204