CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
- Hóa đơn điều chỉnh được lập khi: Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã KÊ KHAI THUẾ, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng..., tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số..., ký hiệu... Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)".
- Hoặc kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá, chiết khấu mới lập hóa đơn điều chỉnh.
Hóa đơn điều chỉnh phải ghi rõ:
- (Tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu…
- Hoá đơn điều chỉnh giảm không được ghi số âm (-) trên Hóa đơn.
- Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
- Ngày lập Hóa đơn điều chỉnh là ngày phát hiện ra sai sót ( Ngày hiện tại)
- Kê khai Hóa đơn đó vào Kỳ phát hiện sai sót (Kỳ Hiện Tại)
P/S:
Hướng dẫn cách Kê Khai Hóa Đơn điều chỉnh Giảm trên HTKK 3.3.0
Cách Kê Khai trên Hay Tao Không Khai:
+> Ngày Trước:
- Nhập số âm tại bảng kê 01-1/GTGT, 01-2/GTGT tương ứng với Bên Bán và Bên Mua trên ứng dụng HTKK, iHTKK.
+> Ngày Nay: ( Từ 5/1/2015)
- Với HTKK 3.3.0 thì trên Phụ Lục 01-2/GTGT khi nhập số liệu “Điều kiện bắt buộc “Cột (7) tức Thuế GTGT phải nhỏ hơn cột (6) tức Giá trị HHDV mua vào” thì mới “Đã Ghi Dữ Liệu Thành Công” là quá chuẩn nhưng với Hóa Đơn Điều Chỉnh Giảm khi Kê Số Âm vào thì…. Các Cụ tư duy một tý cho nó Bổ Não nhé.
- Với Luật 71 thì Từ 1/1/2015 thì Hồ Sơ Khai Thuế không cần phải nộp kèm theo 02 Phục lục 01-1/GTGT và 01-2/GTGT. Nhưng để “Tổng hợp được số liệu lên Tờ Khai 01/GTGT” thì các bạn vẫn lên nhập số liệu vào 2 Phụ Lục này để cho HTKK nó tự cộng ra số cho vui.- Nên:
B1.Các anh/chị/em nhập Phục Lục 01-1/GTGT và 01-2/GTGT để lấy số CHUẨN nhập tay vào Chỉ Tiêu (23), (24), (25) trên Tờ Khai 01/GTGT. Xong ấn “GHI”
B2: Sau khi ấn GHI thì Các anh/chị/em kích chuột vào từng Phụ Lục và chọn XÓA PL
B3: Có Tờ khai 01/GTGT CHUẨN SỐ để cho ra “Xin Mày Liệu’ gửi tới TCT.
Chú Ý: Đây không phải là “Hay Tạo Khó Khăn” mà là Hay Tao Không Khai Phụ Lục đó nên các chỉ tiêu (23), (24), (25) đó anh/chị/em tự nhập là tất nhiên.
Nguồn: Cụ Dịch.
Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015
Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015
BÓC TÁCH CHI PHÍ BỊ KHỐNG CHẾ!
Thời điểm cuối năm là thời điểm tách toán và kiểm tra chi phí để làm quyết toán thuế, nên các kế toán đều rất tất bật, nhưng các kế toán chú ý không phải khoản chi phí nào cũng đưa vào quyết toán mình xin chia sẽ 1 vài nội dung mình tìm hiểu với mấy bạn mong rằng sẽ giúp các bạn định hình được.
"Chi phí bị khống chế là những khoản chi vượt quá 10% tổng số chi được trừ, những khoản chi phí khống chế bao gồm chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp mới thành lập thì mức chi phí này sẽ là 15% trong ba năm đầu, bắt đầu từ lúc được thành lập. Các khoản khống chế trên không bao gồm các khoản chi môi giới bảo hiểm; hoa hồng trả cho đại lý bán hàng hóa, dịch vụ đúng giá; hoa hồng trả cho nhà phân phối của các công ty bán hàng đa cấp; các khoản chi phát sinh trong nước ngoài nước, chi phí nghiên cứu thị trường…; chi báo biếu, báo tặng.
Thời điểm hiện tại: căn cứ theo quy định tại thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn luật thuế TNDN và NĐ số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của chính phủ quy định (Thông tư 78 thay thế cho Thông tư 123) tại điểm 2.21 khoản 2 điều 6 có quy định chi phí không được trừ gồm các chi phí bị khống chế là những “khoản chi vượt quá 15% tổng số chi được trừ bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra. Đối với hàng hóa nhập khẩu thì giá mua của hàng hóa bán ra bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Đối với hoạt động kinh doanh đặc thù như xổ số, trò chơi điện tử có thưởng, đặt cược, casino thì tổng chi phí được trừ không bao gồm chi phí trả thưởng.”
=> ở quy định mới này thì chiết khấu thanh toán đã không còn nằm trong chi phí bị khống chế.
Cách xác định chi phí bị khống chế chiếm bao nhiêu phần trăm.
Cách xác định chi phí bị khống chế chiếm bao nhiêu phần trăm.
Ví dụ 1: Ở một công ty có hoạt động thương mại có báo cáo kết quả kinh doanh như sau
Chỉ tiêu Số tiền (đ)
I. Doanh thu (TK 511) 5.000.000.000
II. GVHB (TK 632) 3.000.000.000
III. Lợi nhuận thuần (I-II) 2.000.000.000
IV. Doanh thu hoạt động TC (TK 515) 100.000.000
V. Chi phí tài chính (TK 635) 120.000.000
VI. Chi phí bán hàng (TK 641)- Trong đó chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi 1.000.000.000
500.000.000
VII. Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642)- Trong đó chi tiếp khách 600.000.000
120.000.000
VIII. Thu nhập khác 40.000.000
IX. Chi phí khác 35.000.000
Chỉ tiêu Số tiền (đ)
I. Doanh thu (TK 511) 5.000.000.000
II. GVHB (TK 632) 3.000.000.000
III. Lợi nhuận thuần (I-II) 2.000.000.000
IV. Doanh thu hoạt động TC (TK 515) 100.000.000
V. Chi phí tài chính (TK 635) 120.000.000
VI. Chi phí bán hàng (TK 641)- Trong đó chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi 1.000.000.000
500.000.000
VII. Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642)- Trong đó chi tiếp khách 600.000.000
120.000.000
VIII. Thu nhập khác 40.000.000
IX. Chi phí khác 35.000.000
Tổng chi phí bị khống chế (CPKC) = 500.000.000 + 120.000.000 = 620.000.000 đ
Do Công ty hoạt động thương mại nên tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra.
Tổng số chi được trừ (TC) = V + VI + IX – CPKC = 120.000.000 + 1.000.000.000 + 600.000.000 + 35.000.000 – 620.000.000 = 1.135.000.000 đ
Tỷ lệ chi phí bị khống chế = CPKC / TC = 620.000.000/1.135.000.000 = 54.62%
Tỷ lệ vượt quá mức khống chế là 54.62% – 15% = 39.62%
=> Chi phí khống chế được trừ khi tính thuế TNDN: 1.135.000.000 * 15% = 170.250.000 đ
=> Chi phí không được trừ sẽ là 620.000.000 – 170.250.000 = 449.750.000 đ
Do Công ty hoạt động thương mại nên tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra.
Tổng số chi được trừ (TC) = V + VI + IX – CPKC = 120.000.000 + 1.000.000.000 + 600.000.000 + 35.000.000 – 620.000.000 = 1.135.000.000 đ
Tỷ lệ chi phí bị khống chế = CPKC / TC = 620.000.000/1.135.000.000 = 54.62%
Tỷ lệ vượt quá mức khống chế là 54.62% – 15% = 39.62%
=> Chi phí khống chế được trừ khi tính thuế TNDN: 1.135.000.000 * 15% = 170.250.000 đ
=> Chi phí không được trừ sẽ là 620.000.000 – 170.250.000 = 449.750.000 đ
Ví dụ 2: Công ty về hoạt động sản xuất có báo cáo kết quả kinh doanh (số liệu như ở ví dụ trên)
Tổng chi phí bị khống chế (CPKC) = 500.000.000 + 120.000.000 = 620.000.000 đ
Tổng số chi được trừ (TC) = II + V + VI + VII + IX – CPKC = 3.000.000.000 + 120.000.000 + 1.000.000.000 + 600.000.000 + 35.000.000 – 620.000.000 = 4.135.000.000 đ
Tỷ lệ khống chế = 620.000.000/4.135.000.000 = 14.99%
Khoản chi phí khống chế được tính vào chi phí được trừ vì vẫn còn nằm trong định mức cho phép." ( Tổng hợp)
Tổng chi phí bị khống chế (CPKC) = 500.000.000 + 120.000.000 = 620.000.000 đ
Tổng số chi được trừ (TC) = II + V + VI + VII + IX – CPKC = 3.000.000.000 + 120.000.000 + 1.000.000.000 + 600.000.000 + 35.000.000 – 620.000.000 = 4.135.000.000 đ
Tỷ lệ khống chế = 620.000.000/4.135.000.000 = 14.99%
Khoản chi phí khống chế được tính vào chi phí được trừ vì vẫn còn nằm trong định mức cho phép." ( Tổng hợp)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)