Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Mẫu biên bản điều chỉnh hoá đơn GTGT viết sai năm 2016

Mẫu biên bản điều chỉnh hoá đơn GTGT viết sai năm 2016

 

Theo khoản 3 điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC, nếu phát hiện hoá đơn GTGT viết sai (sai địa chỉ, sai tiền thuế…) đã kê khai thuế, thì người bán và người mua phải lập biên bản điều chỉnh hoá đơn GTGT viết sai và lập hoá đơn điều chỉnh sai sót.


=> Như vậy nếu hoá đơn viết sai mà đã kê khai thì các bạn không được thu hồi mà phải lập biên bản điều chỉnh, dưới đây là Mẫu biên bản điều chỉnh hoá đơn GTGT viết sai do Công ty kế toán Thiên Ưng chia sẻ để các bạn cùng tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---oOo---

BIÊN BẢN ĐIỀU CHỈNH HÓA ĐƠN
Số 0002/BBĐCHĐ

       - Căn cứ Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
       - Căn cứ Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị  định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
       - Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT BTC ngày 31/03/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP

     Hôm nay, ngày 11/11/2016, đại diện hai bên gồm có:

BÊN A: Bên giao hoá đơn:
Tên công ty: Công ty kế toán Thiên Ưng.
Địa chỉ : Phòng 607B, 173 Xuân Thuỷ, Cầu giấy, Hà Nội
MST: 0101365569
Do Ông (Bà): Hoàng Hải Nam.  Chức vụ: Giám đốc, làm đại diện

BÊN B:  Bên nhận hoá đơn:
Tên công ty: Công ty TNHH Hiếu Ngọc.
Địa chỉ: Phòng 207, nhà A5, đường Nguyễn cảnh dị, KĐT Đại Kim, Hà Nội
MST: 0101258634
Do Ông (Bà): Nguyễn văn Hiếu.  Chức vụ: Giám đốc, làm đại diện

Hai bên, thống nhất lập biên bản điều chỉnh hóa đơn đã lập số 0000465,ký hiệu: AA/14P, ngày 12/8/2014và xuất hóa đơn điều chỉnh số số 0000593, ký hiệu: AA/14P  ngày 11/11/2014.

- Lý do điều chỉnh: Do ghi sai số tiền hàng và tiền thuế.

NỘI DUNG TRƯỚC KHI ĐIỀU CHỈNH:

STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
4
5
6=4x5
01
Máy điều hoà LG 12U
Bộ
1
12.100.000
12.100.000
 Cộng tiền hàng:                                                                                                                        12.100.000
Thuế suất GTGT:   10 % , Tiền thuế GTGT:                                                                              1.210.000
Tổng cộng tiền thanh toán:                                                                                                         13.310.000
Số tiền viết bằng chữ:..Mười ba triệu ba tram mười nghìn đồng

NỘI DỤNG SAU KHI ĐIỀU CHỈNH:

STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
4
5
6=4x5
01
Máy điều hoà LG 12U
Bộ
1
12.400.000
12.400.000
Cộng tiền hàng:                                                                                                                      12.400.000
Thuế suất GTGT:   10 %  , Tiền thuế GTGT:                                                                         1.240.000
Tổng cộng tiền thanh toán:                                                                                                    13.640.000
Số tiền viết bằng chữ:..Mười ba triệu sáu trăm bốn mươi nghìn đồng.

Chúng tôi cam kết và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh và xuất hóa đơn hóa đơn để điều chỉnh này.
Biên bản này lập thành 02 bản, Bên A giữ 01 bản, Bên B giữ 01 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A   ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 

Chú ý: Khi phát hiện hoá đơn viết sai đã kê khai thuế: Ngoài việc lập biên bản điều chỉnh hoá đơn GTGT viết sai. Các bạn còn phải lập hoá đơn điều chỉnh nữa nhé.
Cách viết xem thêm: Cách viết hoá đơn điều chỉnh

Chú ýKể từ ngày 1/1/2015 theo khoản 7 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC:
- "Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.”

Như vậy: Nếu hóa đơn viết sai TÊN, ĐỊA CHỈ người mua NHƯNG GHI ĐÚNG MST thì chỉ cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn (Dù hóa đơn đó đã kê khai hay chưa kê khai)

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Điều kiện để khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ đối với khoản chi mua hàng hóa dịch vụ bằng thẻ tín dụng cá nhân.

Điều kiện để khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ đối với khoản chi mua hàng hóa dịch vụ bằng thẻ tín dụng cá nhân.

Căn cứ:– Khoản 1, Điều 10 Thông tư số 26/2015/TT-BTC 
– Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC
Theo đó:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trường hợp Công ty ủy quyền cho cá nhân là người lao động của Công ty sử dụng thẻ tín dụng cá nhân để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho người bán, sau đó Công ty sẽ thanh toán cho cá nhân thông qua hình thức chuyển khoản ngân hàng từ tài khoản của Công ty đã đăng ký với cơ quan thuế vào tài khoản của cá nhân.
Nếu hình thức thanh toán này được quy định cụ thể tại quy chế quản lý tài chính của Công ty hoặc Quyết định về việc ủy quyền của Công ty cho cá nhân;
Đồng thời các khoản chi nêu trên có đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh hàng hóa, dịch vụ được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gồm:
+ Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ mang tên và mã số thuế của Công ty;
+ Hồ sơ liên quan đến việc ủy quyền của doanh nghiệp cho cá nhân thanh toán với người bán và thanh toán lại với doanh nghiệp;
+ Chứng từ chuyển khoản ngân hàng của Công ty cho cá nhân
thì hình thức thanh toán trên được coi là đáp ứng đủ điều kiện chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, làm căn cứ để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào và được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Công ty phải lập và theo dõi danh sách các tài khoản thẻ tín dụng cá nhân của người lao động được ủy quyền để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ theo hình thức nói trên và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi cần.
Nguồn tham khảo: Công văn 5465/TCT-KK, ngày 25/11/2016

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Không dùng dấu gạch ngang (-) khi ghi mã số thuế

Không dùng dấu gạch ngang (-) khi ghi mã số thuế
vachmau
Cập nhật 30/5/2011
hoiNguyễn Hoàng Nhã Vi - CN Công ty CP HTTT FPT:
Theo quy định thì Mã số thuế được cấu trúc là một dãy số gồm 13 chữ số: N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 N11N12N13. Tuy nhiên, theo mẫu hóa đơn qui định của bộ tài chính thì mã số thuế bao gồm 14 ô.
Vì thế, hiện nay công ty chúng tôi đăng gặp một số khó khăn về cách ghi mã số thuế sao cho đúng với qui định đối với doanh nghiệp có đủ 13 chữ số, cụ thể:
1. Cách 1: Viết liên tục 13 chữ số “N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10N11N12N13” vào 13 ô đầu tiên trên hóa đơn bắt đầu từ bên trái (để trống ô thứ 14)
2. Cách 2: Viết liên tục 10 chữ số đầu vào 10 ô đầu tiên bắt đầu từ bên trái, ô thứ 11 dùng dấu gạch giữa “-“, 03 chữ số kế tiếp viết liên tục vào ô thứ 12, 13 và 14 , cụ thể“N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 - N11N12N13”
Vậy 2 cách ghi trên thì cách nào là đúng và hợp lệ hay cả 2 đều đúng?
luatCục Thuế TP.Hồ Chí Minh:
Kính gửi bạn!
Theo quy định tại TT 85/2007/TT-BTCstatus1 ngày 18/7/2007 của BTC thì MST là dãy số liên tục kể cả MST của đơn vị trực thuộc (13 số), tuy nhiên để phân biệt nhiều DN thường ghi thêm kí tự "-" giữa mã số thứ 10 và thứ 11 thì vẫn xem là hợp lệ, lần tiếp theo đề nghị khi lập hoá đơn với MST 13 số các DN phải ghi liên tục.
kính chào!
Nguồn: Hệ thống Đối thoại Doanh nghiệp



Mời mọi người tham khảo trả lời của Cục thuế Đà Nẵng tại trang Web sau:

http://www.danang.gov.vn/TabID/85/CID/1186/ItemID/25605/default.aspx

Hỏi: Cách viết mã số thuế trên hoá đơn đối với đơn vị phụ thuộc viết như thế nào là đúng, lúc thì có dấu gạch ngang lúc thì không?

Trả lời: Tại điểm 3.2, Phần I, Thông tư số 85/2007TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế về việc đăng ký thuế quy định: Mã số thuế được cấu trúc là một dãy số được chia thành các nhóm như sau: N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 N11N12N13. Trong đó, mười số từ N1 đến N10 được cấp cho người nộp thuế độc lập và đơn vị chính. Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999 được đánh theo từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh của người nộp thuế độc lập và đơn vị chính.

Tại điểm 2, Điều 14, Chương III Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính Phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ quy định:

Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán”, “Tên, địa chỉ, mã số thuế người mua: ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế. Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.

Căn cứ theo quy định trên, đơn vị độc lập hoặc đơn vị trực thuộc khi xuất hoá đơn, chứng từ mua bán kinh doanh và nộp thuế phải ghi rõ mã số thuế của đơn vị độc lập hoặc trực thuộc. Các chữ số phải được viết liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè và không có dấu gạch ngang ở giữa các chữ số. Trên chứng từ, hoá đơn mua bán có kẻ sẵn ô trống thì ghi các chữ số liên tục từ trái sang phải, bỏ trống các ô còn lại tuỳ theo đơn vị độc lập hay trực thuộc.

Ví dụ:

+ Trường hợp 1: Đơn vị độc lập có mã số thuế gồm 10 chữ số 0400123456 thì ghi trên hoá đơn có kẻ sẵn ô trống:
0 4 0 0 1 2 3 4 5 6
+ Trường hợp 2: Đơn vực trực thuộc có mã số thuế gồm 13 chữ số 0400123456002 thì ghi trên hoá có kẻ sẵn ô trống:

0 4 0 0 1 2 3 4 5 6 0 0 2
Và trên sổ sách chứng từ không kẻ ô ghi sẵn ghi: 0400123456 (đơn vị độc lập) hoặc 0400123456002 (đơn vị phụ thuộc).

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Hướng dẫn khai quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài

Hướng dẫn khai quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài

1/ Về thời hạn khai quyết toán cho cá nhân người nước ngoài:
1.1/ Thời hạn khai quyết toán thuế đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài làm việc đến 31/12:
Căn cứ: Điểm d, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC
Theo đó:
– Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
– Trường hợp người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam có ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá.nhân, tổ chức, cá.nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán cho cá nhân tại thời điểm quyết toán thuế TNCN chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
– Trường hợp người nước ngoài là cả nhân cư trú tại Việt Nam không ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phải thực hiện quyết toán cho cá nhân.
1.2/ Thời hạn khai quyết toán thuế đối vơi trường hợp cá nhân người nước ngoài chấm dứt hợp đồng lao động trong năm dương lịch:

Căn cứ:
– Điểm a.5, Khoản 2, Điều 16, Thông tư số 156/2013/TT-BTC
– Khoản 5, Điều 32 Luật quản lý thuế quy định về thời hạn nộp hồ sơ
Theo đó:
Người nước ngoài phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh. Trường hợp việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân không thể thực hiện được do thời gian quá gấp không thể chuẩn bị tập hợp đủ hồ sơ và tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu trách nhiệm với cơ quan thuế về số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của cá nhân thì cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày cá nhân xuất cảnh.
2/ Quyết toán thuế đối với trường hợp người nước ngoài là cá nhân làm việc tại Công ty dưới 183 ngày, trên 183 ngày
Căn cứ: Điểm 1, Điều 1, Thông tư số 111/2013/TT-BTC
Theo đó:
– Trường hợp cá nhân người nước ngoài có mặt tại Việt nam dưới 183 ngày là cá nhân không cư trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế TNCN thuế suất 20% trên tổng số thu nhập chi trả cho cá nhân không cư trú theo từng lần chi trả.
– Cá nhân người nước ngoài có mặt tại Việt nam trên 183 ngày là cá nhân cư trú tại Việt Nam nếu có ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán cho cá nhân tại thời điểm quyết toán thuế TNCN theo quy định.
3/ Giảm trừ gia cảnh cho con đối với cá nhân người nước ngoài khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là con được thực hiện theo quy định tại Điểm 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
4/ Giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nước ngoài nghỉ sinh con khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ: Điểm c Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC
Theo đó: Trường hợp cá nhân người nước ngoài là đối tượng cư trú nghỉ sinh con 6 tháng có thực hiện ủy quyền quyết toán thuế TNCN thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho cá nhân tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân và tính giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Cá nhân phải đăng ký giảm trừ gia cảnh trước khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
5/ Bù trừ thuế thu nhập cá nhân sau khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân đã nghỉ việc
Căn cứ: Khoản 4, Khoản 5, Điều 33, Thông tư số 156/2013/TT-BTC
Theo đó: Trường hợp cá nhân đã nghỉ việc trước khi kết thúc năm, tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện cấp chứng từ khấu trừ cho cá nhân để cá nhân tự thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Nguồn tham khảo: Công văn 5054/TCT-TNCN, ngày 01/11/2016

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Những lưu ý khi tìm mua đất ở, đất thổ cư



KINH NGHIỆM MUA: Những lưu ý về pháp lý khi mua nhà

Giai đoạn tìm hiểu và đàm phán:

- Tìm hiểu giấy tờ pháp lý của tài sản. Để biết giấy thật hay giả có thể bằng mắt thường xem dấu nổi và dấu đỏ cũng như nội dung in trên giấy có rõ ràng, sắc nét hay không. Dấu giả thường kém sắc nét, thậm chí nhòe nhoẹt, con chữ không ngay ngắn, đồng đều. Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc đánh giá thật giả có thể nhờ người có chuyên môn như công chứng viên, cán bộ phòng tài nguyên môi trường.

- Kiểm tra tài sản trên thực tế và tài sản trên giấy chứng nhận. Nhiều trường hợp trên giấy chứng nhận ghi là nhà cấp 4 nhưng trên thực tế là ngôi nhà 5 tầng thì sẽ gặp khó khăn khi làm thủ tục chuyển nhượng. Trường hợp này cần tìm hiểu việc cấp phép xây dựng.

- Cần tìm hiểu nhà đất chuyển nhượng có bị tranh chấp với hàng xóm liền kề hay tranh chấp giữa các đồng sở hữu hoặc với người khác. Để kiểm tra có thể hỏi tại UBND xã, phường, thị trấn, tổ trưởng dân phố, trưởng thôn hoặc hỏi ngay những người sống liền kề…

- Nhiều trường hợp tài sản chỉ đứng tên một người (vợ hoặc chồng) nhưng nếu tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng thì khi chuyển nhượng phải có đầy đủ vợ chồng tham gia, ký kết. Nếu một người không có mặt ở địa phương như đang ở nước ngoài, đang chấp hành hình phạt tù... sẽ gặp khó khăn khi chuyển nhượng.

- Tìm hiểu ở Phòng công chứng xem tài sản có đang liên quan đến một giao dịch khác như đặt cọc, cầm cố, bảo lãnh, ủy quyền… hay không? Nếu có, về nguyên tắc phải hủy bỏ những giao dịch này rồi sau đó các bên mới thực hiện được chuyển nhượng.

- Kiểm tra giấy tờ tùy thân có còn trong hạn sử dụng hay không (thời hạn sử dụng hộ chiếu là 10 năm, chứng minh nhân dân 15 năm năm kể từ ngày cấp), các giấy tờ khác như sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân… có bị nhòe nhoẹt, cũ nát.

- Kiểm tra giấy chứng nhận có ghi nợ các khoản lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất… hay không bởi chủ tài sản chi được chuyển nhượng tài sản sau khi đã hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.

- Kiểm tra việc mua bán có biểu hiện giấu giếm, vội vàng, giá cả mua bán có quá rẻ không?

- Tìm hiểu tài sản có liên quan đến bên thứ ba như hệ thống cống, cáp điện, cấp nước… Nếu có cần tìm hiểu các thỏa thuận trước đó của các bên về việc sử dụng chung hạ tầng này.

Giai đoạn ký hợp đồng, thanh toán:


- Hạn chế việc mua bán viết tay, nếu tài sản đã có giấy chứng nhận nên đến phòng công chứng để làm hợp đồng mua bán.

- Việc đặt cọc, mua bán nên mời người làm chứng. Người làm chứng không nên là người có quan hệ họ hàng, huyết thống với bất kỳ bên nào.

- Việc thanh toán cần thực hiện tại ngân hàng, không nên thanh toán ở địa điểm khác. Cách tốt nhất là người mua để tiền trong tài khoản, khi mua bán hai bên ra ngân hàng và bên mua chuyển khoản cho bên bán, không mất thời gian kiểm đếm, không sợ tiền giả và không gặp nguy hiểm khi mang số tiền lớn đi đường.

- Hạn chế việc đặt cọc, mua bán bằng ngoại tệ bởi việc mua bán này có thể bị vô hiệu, gây thiệt hại cho các bên.

- Ngay sau khi ký hợp đồng công chứng, một trong các bên phải liên hệ nộp thuế với cơ quan thuế để tránh bị phạt do chậm nộp.

- Khi nhận Giấy chứng nhận (cấp cho bên mua) cần kiểm tra các thông tin ghi trên giấy chứng nhận có chính xác không. Nếu phát hiện sai sót phải đề nghị đính chính ngay.

====================================================================


KINH NGHIỆM MUA: Những lưu ý khi tìm mua đất ở, đất thổ cư

Những điều cần lưu ý khi mua đất ở, đất thổ cư

1. Nắm rõ thông tin chung về khu đất: Khi quyết định mua một mảnh đất thổ cư, việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu thật kỹ khu đất đó thuộc diện như thế nào, khu dân sinh có tốt không, giao thông có thuận lợi không. Để thuận tiện trong cuộc sống, bạn nên chọn những khu đất gần trường học, bệnh viện, chợ,...

Bên cạnh đó, bạn phải đặc biệt chú ý tới các vấn đề về pháp lý của mảnh đất cần mua, chẳng hạn như có nằm trong diện quy hoạch giải tỏa của khu vực hay không. Theo đó, người mua cũng nên kiểm tra hồ sơ địa chính cấp xã, cấp huyện hoặc Sở Tài Nguyên-Môi trường xem khu vực đó có dự án nào không. Người mua liên hệ với văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để xác minh đất đó ai là chủ, giấy tờ cấp năm nào, vị trí, diện tích ra sao…; hỏi người dân xung quanh để lấy thêm thông tin về người chủ.

2. Đất có sổ đỏ: Điều này rất quan trọng bởi nó quyết định đến tính pháp lý của mảnh đất. Vì thế, tốt nhất bạn nên mua đất đã có sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hợp pháp để tránh tranh chấp và nếu bị thu hồi cũng dễ dàng hơn trong việc đền bù.

Người mua đất thổ cư tuyệt đối không chấp nhận lý do sau này sẽ tách sổ bởi không thể chắc chắn tới khi nào mới có sổ riêng. Một khi khách hàng quyết định vội vàng sẽ có nguy cơ mất trắng vì pháp luật không công nhận mua bán nhà đất theo hình thức này.


3. Nên chọn hướng mảnh đất: Mảnh đất mà bạn muốn mua nằm ở hướng Nam hay Đông Nam là tốt nhất. Đây là hai hướng khí hậu ôn hòa, rất tốt để xây nhà. Vì thế, dân gian có câu "lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam".

4. Vị thế và diện tích mảnh đất: Thông thường, một mảnh đất lý tưởng nhất để dựng nhà sẽ có chiều rộng (mặt tiền) và chiều dài (chiều sâu) có một tương quan tỷ lệ thích hợp: Chiều rộng bằng 2/3 chiều dài sẽ rất thuận lợi cho việc thiết kế nhà đẹp.

Trường hợp khách hàng là người làm ăn kinh doanh sẽ rất coi trọng vấn đề về vị thế mảnh đất. Mảnh đất đó phải nằm ở vị trí bằng phẳng, phía trước mặt không nên có cây lớn, cột điện hay con đường đâm thẳng vào khu đất vì điều này không tốt về mặt phong thủy.

5. Chú ý môi trường xung quanh:
Nếu mảnh đất bạn đang định mua trước đó làm nhà tù, nghĩa trang hoặc bãi rác thì nên tránh. Trong khi là đất mới khai khẩn, đất nông trại, đất ruộng sẽ rất tốt. Các khu đất trong khu vực có dân trí cao, hệ thống nước, điện đầy đủ, có đường rộng hè thoáng... sẽ luôn thu hút khách mua.


6. Tránh mua đất nằm trên hệ thống thoát nước thải: Trên thực tế, những ngôi nhà cũ, đặc biệt là ở những khu tập thể cũ đã bị thay đổi hình dạng, cơi nới sữa chữa nhiều lần nên có những trường hợp mảnh đất nằm trên hệ thống thoát nước thải của khu. Không những không tốt về mặt phong thủy mà bạn sẽ gặp khó khăn khi đào móng, xây dựng nhà trên mảnh đất đó.


7. Tìm hiểu kỹ địa chất mảnh đất:
Vấn đề này vô cùng quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng nhà sau này. Thực tế cho thấy, những khu đất nằm trên các khu vực ao hồ lấp thường có nền đất yếu, việc gia cố lại nền đất sẽ rất tốn kém. Vì vậy, người mua đất thổ cư nên lưu ý tới vấn đề này.


8. Không có tranh chấp lối đi vào: Tại các đô thị lớn có rất nhiều mảnh đất mà lối vào đang xảy ra tranh chấp chưa thể giải quyết. Cũng vì nguyên nhân này mà nhiều gia đình rao bán, do đó trước khi quyết định mua nếu bạn không tìm hiểu kỹ rồi sau đó mới phát hiện ra thì đã quá muộn. Thực tế đã có rất nhiều người gặp phải tình huống dở khóc, dở cười này.


9. Trong hợp đồng mua đất phải có đầy đủ chữ ký: Khách mua đất thổ cư cần cẩn trọng các vấn đề liên quan tới hợp đồng mua đất như hợp đồng phải có chữ ký xác nhận của cả chồng và vợ con cái, bố mẹ, anh chị em trong gia đình (xem trong sổ hộ khẩu gia đình) để tránh tranh chấp về tài sản về sau. Nhất là, hợp đồng này phải có xác nhận của cơ quan công chứng.

Nếu là đất thừa kế, là tài sản chung của nhiều người, trước khi bạn đặt cọc, tất cả người đồng thừa kế phải ký vào biên bản đồng thuận bán đất. Nếu người bán đã có gia đình thì tất cả thành viên trong gia đình phải ký tên ( vợ, chồng và con cái trên 18 tuổi) để tránh những tranh chấp có thể xảy ra sau này.

10. Giá cả, đặt cọc, thanh toán: Quan trọng nhất giá cả phải hợp lý, áp dụng chiến thuật đàm phán đất đánh chắc thắng chắc.


Đặt cọc giữ chỗ, tiền cọc tuỳ thuộc yêu cầu của bên mua (không nên quá 10% giá trị hợp đồng); tiếp theo, mời địa chính xã, phường vào đo đạc; khi nhận được giấy xác nhận chủ sở hữu đất do cơ quan có thẩm quyền cấp đứng tên người mua mới thanh toán hết tiền. Việc làm hồ sơ do cơ quan chức năng tiến hành. Cả hai bên (bán và mua) cùng đến phòng công chứng công chứng hợp đồng mua bán, nhớ mang theo giấy tờ gốc gồm chứng minh thư, sổ hộ khẩu, sổ đỏ, đăng ký kết hôn.

11. Khả năng bán lại cao: Với tất cả những yếu tố trên cần phải tích hợp thêm khả năng bán lại được giá tốt, tính đến khi mình có nhiều tiền cần đổi chỗ ở mới.

Những điều cần lưu ý về pháp lý:

- Lúc xem đất xong, bạn yêu cầu cho xem sổ đỏ riêng và phải là bản gốc. Nếu không có sổ riêng. Hãy khôn khéo xin phép ra về.

- Khi làm hợp đồng đặt cọc, hãy yêu cầu photo sổ đỏ riêng này, đóng dấu sao y bản chính, hoặc yêu cầu người bán lăn tay lên bản photo này.

- Đến ngày làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bạn nhớ yêu cầu bên bán cho bạn lăn tay tại phòng công chứng. Nhớ cầm 1 bản mang về. Khi đã cầm trong tay bản hợp đồng có công chứng này, bạn mới đưa tiền.

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Lưu ý về thời điểm và thời kỳ lập hóa đơn năm 2016

Lưu ý về thời điểm và thời kỳ lập hóa đơn năm 2016

Một trong những sai sót chủ yếu liên quan đến hóa đơn tài chính hiện nay trong hoạt động của doanh nghiệp là thời điểm và thời kỳ lập hóa đơn tài chính. Bài viết trao đổi về các sai sót, thông qua việc phân tích các tình huống thực tế liên quan đến thời điểm và thời kỳ lập hóa đơn tài chính tại các doanh nghiệp; các mức xử phạt về hóa đơn, về thuế giá trị gia tăng, qua đó giúp các doanh nghiệp hiểu đúng quy định của pháp luật để tránh được những sai sót không đáng có. 


Xác định thời điểm và thời kỳ lập hóa đơn
Theo các chuyên gia tài chính – kế toán, kế toán và các cán bộ ở các phòng ban trong doanh nghiệp (DN), thường thì lập và nhận các hóa đơn sai thời điểm và thời kỳ là do không để ý đến quy định rất khắt khe của pháp luật. Theo Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC  về việc DN được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào và theo Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Điều 4Thông tư số 96/2015/TT-BTC  ngày 22/6/2015 (áp dụng từ ngày 06/8/2015) về việc quyết toán vào chi phí được trừ thì: Đối với các hóa đơn đầu vào (hóa đơn GTGT) bị sai thời điểm có nguy cơ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Theo Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC  quy định rõ về thời điểm lập hóa đơn tài chính khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:
- Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền…
- Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng…
- Ngày lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.
Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ…
Thực tế hoạt động của DN và các mức xử phạt theo quy định
Từ thực tế hoạt động của DN, có thể chỉ ra một số tình huống liên quan đến thời điểm và thời kỳ lập hóa đơn tài chính mà các DN vi phạm. Để giúp DN hiểu rõ hơn các quy định của Bộ Tài chính, bài viết sẽ đề cập đến các trường hợp thực tế như sau:
Thứ nhất, DN xuất kho giao hàng (hàng hữu hình) ngày 01/5/2015 nhưng đến ngày 02/5/2015 hoặc ngày 05/5/2015 bên bán mới lập hóa đơn tài chính giao cho bên mua mua. Vi phạm này bị xử phạt theo Điểm a Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC  cụ thể như sau: i) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt là 4 triệu đồng; ii) Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với hành vi khác lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định.
Thứ hai, DN xuất kho giao hàng nhiều lần ở tháng 5/2015 và cuối tháng 5/2015 mới lập hóa đơn GTGT cho người mua. Trường hợp này quy về xuất khống vì theo Điểm a Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC thì: “Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng”.
Thứ ba, DN bán hàng thống nhất với bên mua là giao hàng cho đến khi nào hết hàng (lô hàng lớn hàng nghìn tấn hàng) thì hai bên nghiệm thu và bên bán lập hóa đơn một lần vì bên mua không đồng ý lấy nhiều hóa đơn. Lúc này sẽ xảy ra các trường hợp:
- Bên bán giao hết hàng cho bên mua và cuối tháng đó xuất hóa đơn thì xử phạt từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng.
- Bên bán giao hết hàng cho bên mua và sang tháng sau mới xuất hóa đơn (lệch tháng): Bên bán bị xử phạt về hành vi kê khai, nộp thuế chậm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC  và Thông tư số 26/2015/TT-BTC.
- Bên bán giao hết hàng cho bên mua và sang năm sau mới xuất hóa đơn (lệch năm) ví dụ bên bán giao hàng từ năm 2015 sang năm 2016 bên bán mới xuất hóa đơn thì phần hàng giao năm 2015 không xuất hóa đơn để kê khai, nộp thuế bị xử phạt như sau: Xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng theo Điểm d Khoản 4 Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên. Xử phạt về hành vi kê khai man, trốn thuế GTGT và thuế TNDN năm 2015 theoThông tư số 166/2013/TT-BTCNghị định số 12/2015/NĐ-CP  và Thông tư số 26/2015/TT-BTC (truy thu một lần số thuế trốn, phạt (tính tiền) chậm nộp 0,05%/1 ngày chậm nộp và phạt bổ sung từ 20% - 300% số thuế trốn đó).
Thứ tư, bên bán lập hóa đơn trước cho bên mua để bên mua về làm các thủ tục giải ngân (thanh toán) còn hàng thì giao vào tháng sau. Đây là hóa đơn khống, bị xử phạt từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng theo Khoản 5 và Khoản 6 Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC đối với hành vi lập hóa đơn khống (hóa đơn bất hợp pháp) và phải hủy hóa đơn.
Thứ năm, bên bán giao hàng cho bên mua vào ngày 31/12 của năm trước, lập hóa đơn vào ngày bên mua trả tiền (bên mua thanh toán chậm sang ngày 03/01 năm sau). Xuất hóa đơn chậm nhưng lệch năm, bị quy về khai man, trốn thuế, xử phạt như trường hợp 3 tình huống thứ 3.
Thứ sáu, bên bán cung cấp dịch vụ và thu tiền:
- Khi dịch vụ hoàn thành thì bên bán chưa lập hóa đơn tài chính mà khi nào bên mua thanh toán trả nợ cho bên bán, bên bán lúc đó mới lập hóa đơn tài chính gửi cho bên mua: Hóa đơn lập sai thời điểm, bên bán bị phạt từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng.
- Khi dịch vụ hoàn thành thì bên bán đợi cuối tháng mới lập hóa đơn tài chính gửi bên mua: Hóa đơn lập sai thời điểm.
- Khi dịch vụ chưa hoàn thành mà bên mua dịch vụ thanh toán trước thì bên bán dịch vụ chưa phải lập hóa đơn tài chính gửi cho bên mua: Bên bán phải lập hóa đơn tài chính gửi bên mua vì theo Điểm a Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 39/2014/TT-BTC: “Phải lập hóa đơn khi thu tiền: Dịch vụ chưa hoàn thành (ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền) đối với thanh toán trước, lập hóa đơn khi dịch vụ hoàn thành (ngày lập hóa đơn là ngày dịch vụ hoàn thành) đối với thanh toán sau”.
Tuy nhiên, với 4 nhóm hàng được lập hóa đơn theo tháng là điện, nước, viễn thông, truyền hình; khi dịch vụ hoàn thành thì bên bán mới lập ngay hóa đơn tài chính gửi bên mua; khi dịch vụ chưa hoàn thành mà bên mua dịch vụ thanh toán trước thì bên bán dịch vụ lập hóa đơn tài chính gửi cho bên mua với giá trị tương ứng với số tiền đã thanh toán… Đây là cách lập hóa đơn tài chính đúng thời điểm mà không bị pháp luật xử phạt.
ThS. Trương Đức Định –  Đại học Lao động - Xã hội
Theo Tạp chí tài chính

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

THAY ĐỔI TƯ DUY TRONG CÔNG VIỆC

Chủ động hay ngồi chờ – Lương thấp hay Lương cao?

[IMG]
Cô Lan đã làm việc tại công ty gần 3 năm, nhưng mới đây một nhân viên được tuyển dụng vào sau cô lại được thăng tiến, còn cô thì không. Thế rồi một ngày, cô Lan tìm đến người sếp để nói chuyện:
– Thưa sếp, tôi đã từng bị kỷ luật bao giờ chưa?
– Theo tôi nhớ thì không có. (Vị sếp trả lời)
 Vậy công ty có thành kiến với tôi không?
– Dĩ nhiên là không.
– Tại sao người mới hơn cả tôi lại được trọng dụng và thăng tiến?
Vị sếp im lặng một lúc rồi mỉm cười nói: “Việc của cô chúng ta sẽ đợi một lát sẽ bàn. Hiện giờ tôi đang có một việc gấp cần xử lý. Cô hãy giúp tôi xử lý việc này trước đã. Có đối tác sẽ đến công ty chúng ta để kiểm tra tình trạng sản phẩm. Cô hãy liên lạc với họ hỏi xem khi nào họ đến?”
Sau 5 phút, Lan quay trở lại. Vị sếp hỏi:
 Cô đã liên hệ được với họ chưa?
– Dạ. Đã liên hệ được với họ rồi nhưng họ nói rằng tuần tới mới có thể đến.
 Cụ thể là vào thứ mấy tuần sau? (Vị sếp lại hỏi tiếp)
– Cái này tôi chưa hỏi rõ. (Lan ấp úng)
– Vậy có bao nhiêu người đến?
 À! Sếp không nhắc tôi hỏi điều này.
– Vậy họ đến đây bằng tàu hay máy bay?
 Cái này sếp cũng không nhắc tôi hỏi!

Vị sếp không nói gì nữa, thay vào đó ông gọi một nhân viên khác tên Mai vào. Dù Mai gia nhập công ty trễ hơn Lan hai năm, nhưng hiện giờ đã là người đứng đầu của một bộ phận. Cũng được giao nhiệm vụ tương tự như Lan, một lúc sau Mai vào và báo lại:
– Thưa sếp. Họ sẽ đáp máy bay vào 3 giờ chiều ngày thứ sáu tuần sau, khoảng 6 giờ tối sẽ đến đây. Họ có tổng cộng 5 người do trưởng phòng tiêu dùng ông Nam dẫn đầu. Tôi đã báo họ là công ty sẽ cho người ra sân bay để đón. Ngoài ra, họ còn có kế hoạch lưu lại 2-3 ngày tại đây. Cụ thể về lịch trình thì sau khi đến đây hai bên sẽ bàn bạc để biết rõ hơn. Để tạo thuận lợi cho công việc, tôi đề xuất sắp xếp họ ở tại khách sạn gần công ty mình. Nếu sếp đồng ý, ngày mai tôi sẽ giúp họ đặt phòng trước.
Sau khi Mai rời đi, vị sếp quay sang nói với Lan:
– Bây giờ chúng ta hãy bàn về câu hỏi của cô.
– Không cần nữa đâu ạ. Tôi đã hiểu lý do rồi. Tôi sẽ thay đổi cách tư duy và làm việc của mình.
Nguồn: Sưu tầm